Bế mạc Paralympic 2018: Tôn vinh nhà vật lý lỗi lạc Stephen Hawking

19/03/2018 10:38 GMT+7

Paralympic mùa đông 2018 vừa khép lại sau 9 ngày tranh tài với lễ bế mạc không chỉ rực rỡ sắc màu, mà còn ấn tượng với nghi thức tưởng niệm nhà khoa học thiên tài Stepen Hawking, người truyền cảm hứng cho người khuyết tật và thế giới.

Phát biểu tại lễ bế mạc Paralympic đêm 18.3 (giờ địa phương), Chủ tịch Ủy ban Paralympic Quốc tế (IPC) Andrew Parsons đã vinh danh nhà vật lý lỗi lạc vừa qua đời hồi tuần trước rằng: “Đêm nay là buổi lễ chúc mừng những người dám mơ ước và đã làm hết sức mình để hoàn thành mơ ước đó. Stephen Hawking là một người có ước mơ và ông đã truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta. Ông luôn kêu gọi chúng ta hãy hướng đến các ngôi sao chứ không phải nhìn xuống chân của mình”.
Ngoài việc tôn vinh Stephen Hawking, lễ bế mạc Paralympic mùa đông 2018 còn truyền đi cảm hứng với màn trình diễn của nghệ sĩ piano bị mù là Yeaji Kim REUTERS
Người đứng đầu IPC nói tiếp: “Trong 10 ngày qua, những ngôi sao đã tỏa sáng rực rỡ tại PyeongChang. Trong khi Hawking đi đến tận cùng giới hạn của sức tưởng tượng, thì các vận động viên tham dự Paralympic mùa đông năm nay cũng xô ngã ranh giới của sự nỗ lực... Mỗi thế hệ đều có cơ hội thay đổi thế giới. Các vận động viên Paralympic! Đây là thời điểm để các bạn trở thành chất xúc tác cho một xã hội hội nhập hơn”. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban tổ chức Paralympic mùa đông 2018 tại Hàn Quốc Lee Hee-beom trích dẫn câu nói nổi tiếng của Hawking: “Cho dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, thì vẫn luôn luôn có điều gì đó mà bạn có thể làm và thành công”.
Ngoài những phần trình diễn đỉnh cao về âm thanh, ánh sáng và nghệ thuật, điểm nổi bật của buổi lễ bế mạc chắc chắn là màn trình diễn của ca sĩ Hee Sang Lee với phần đệm piano của Yeaji Kim. Nghệ sĩ Yeaji Kim bị mù bẩm sinh và bắt đầu tập piano khi 5 tuổi. Cô đã học piano ở Mỹ và phát triển một hệ thống ký âm nổi cải tiến giúp người khiếm thị đọc bản nhạc dễ dàng hơn. Lễ bế mạc cũng tiến hành nghi thức chuyển giao cờ đăng cai sự kiện kế tiếp vào năm 2022 cho Bắc Kinh (Trung Quốc). Như vậy, vào năm 2022, Bắc Kinh sẽ trở thành thành phố đầu tiên tổ chức cả Olympic và Paralympic mùa hè lẫn mùa đông.
Lễ bế mạc Paralympic năm nay là sự kiện cuối cùng diễn ra tại sân vận động Pyeongchang. Sân này có sức chứa 35.000 chỗ ngồi được xây dựng để tổ chức lễ khai mạc và bế mạc của Olympic và Paralympic 2018. Dẫu vậy, sau 4 sự kiện này, nó sẽ được phá hủy theo kế hoạch. Đây là lần thứ 2 trong lịch sử việc sân đăng cai ngày hội thể thao mùa đông bị phá hủy ngay khi kết thúc sau Théâtre des Cérémonies, công trình được xây dựng để phục vụ cho Olympic mùa đông 1992 ở Pháp.
Lễ bế mạc Paralympic mùa đông 2018 khép lại với những phần trình diễn đỉnh cao AFP
Kết thúc Paralympic mùa đông 2018, đoàn thể thao khuyết tật của Mỹ đứng đầu bảng tổng sắp với 13 HCV, 15 HCB và 8 HCĐ. Xếp thứ hai là đoàn vận động viên khuyết tật của Nga thi đấu dưới là cờ trung lập với 8 HCV, 10 HCB và 6 HCĐ. Đoàn Canada xếp thứ ba với 8 HCV, 4 HCB và 16 HCĐ. Chủ nhà Hàn Quốc xếp hạng 16 với 1 HCV và 2 HCĐ.
BẢNG TỔNG SẮP HUY CHƯƠNG PARALYMPIC MÙA ĐÔNG 2018

STT

QUÔC GIA

HCV

HCB

HCĐ

Tổng cộng

1

Mỹ

13

15

8

36

2

Đoàn VĐV trung lập

8

10

6

24

3

Canada

8

4

16

28

4

Pháp

7

8

5

20

5

Đức

7

8

4

19

6

Ukraine

7

7

8

22

7

Slovakia

6

4

1

11

8

Belarus

4

4

4

12

9

Nhật Bản

3

4

3

10

10

Hà Lan

3

3

1

7

11

Thụy Sĩ

3

0

0

3

12

Ý

2

2

1

5

13

Anh

1

4

2

7

14

Na Uy

1

3

4

8

15

Úc

1

0

3

4

16

Phần Lan

1

0

2

3

Hàn Quốc

1

0

2

3

New Zealand

1

0

2

3

19

Croatia

1

0

1

2

20

Trung Quốc

1

0

0

1

Kazakhstan

1

0

0

1

22

Áo

0

2

5

7

23

Tây Ban Nha

0

1

1

2

24

Thụy Điển

0

1

0

1

25

Bỉ

0

0

1

1

Ba Lan

0

0

1

1

 


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.