|
Đích ngắm đô thị loại II
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bến Lức được định hướng phát triển đô thị và công nghiệp tổng hợp, tạo thành hành lang phát triển đô thị trung tâm ở Bến Lức - Tân An.
Với vị trí giáp ranh TP.HCM, là cửa ngõ miền Tây, Bến Lức còn rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Trong giai đoạn 2015-2020, cùng với đường ĐT 830 là công trình trọng điểm, Long An đã xây dựng hoàn thành một loạt dự án giao thông nhằm tạo hướng đột phá cho Bến Lức. Các công trình này đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, hệ thống hạ tầng này còn giúp Bến Lức thu hút vốn đầu tư xây dựng các nhà máy chế xuất, phát triển nhiều loại hình thương mại - dịch vụ, mang lại việc làm ổn định cho người dân.
Đặc biệt, Bến Lức đang đứng trước cơ hội lớn khi được đánh giá là nơi lý tưởng để phát triển đô thị công nghiệp. Theo quy hoạch, Bến Lức sẽ là khu vực phát triển đô thị, dân cư gắn với các khu, cụm công nghiệp tập trung với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại. Các khu – cụm công nghiệp theo hướng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, sử dụng nhiều chất xám… Bên cạnh đó, một phần quỹ đất được sử dụng phát triển các loại dịch vụ như đào tạo, y tế chất lượng cao, văn hóa, thể thao, thương mại, du lịch sinh thái, giải trí, nghỉ dưỡng và nông nghiệp sạch…
Dự báo, đến năm 2025, dân số Bến Lức sẽ vào khoảng 160.000 người (chưa tính lao động nhập cư) và đến năm 2040 đạt khoảng 350.000 người. Trong giai đoạn này, Bến Lức cũng sẽ đột phá toàn diện để trở thành đô thị loại II nhờ xuất hiện các khu đô thị mới, hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh hiện đại, cơ cấu kinh tế chuyển mạnh sang hướng công nghiệp - dịch vụ.
|
Thời hoàng kim của bất động sản!
Bến Lức là một thị trường mới đầy tiềm năng “bùng nổ” trong tương lai gần và đáng để đầu tư các loại hình bất động sản khác nhau. Đón đầu thị trường, các nhà đầu tư lớn đã đầu tư một loạt dự án đã và đang được triển khai tại đây.
Đặc biệt, dự án thành phố bên sông Waterpoint với quy mô 355 ha của Tập đoàn Nam Long được kỳ vọng sẽ trở thành hạt nhân kích thích phát triển tương tự Phú Mỹ Hưng tại TP.HCM. Với địa thế một mặt tiền trải dài theo đường ĐT 830, ba mặt còn lại bao quanh bởi 5,8km sông Vàm Cỏ Đông, Waterpoint hướng tới phát triển một đại đô thị chú trọng không gian kết nối cộng đồng nhờ 6 hệ thống công viên sông nước, tạo ra môi trường sống thoáng đãng, chan hòa giữa thiên nhiên.
Là dự án đô thị lớn bậc nhất đang triển khai ngay cửa ngõ phía Tây TP.HCM và dẫn dắt toàn thị trường Long An, Waterpoint được tích hợp hệ sinh thái tiện ích “all in one” gồm hệ thống Club House, Country House; hệ thống thương mại - dịch vụ - giải trí; hệ thống giáo dục toàn diện; hệ thống chăm sóc sức khỏe; vịnh nước ngọt 8,6 ha; bến du thuyền, hệ thống vận hành an ninh; hệ thống kênh đào với chức năng điều tiết nước dài 8 km; hệ thống bus nội khu và liên vùng… Không chỉ có thể đáp ứng mọi nhu cầu của cư dân, hệ thống tiện ích đẳng cấp này còn hứa hẹn tạo ra sự lan tỏa, đáp ứng cả cho vùng phụ cận và gia tăng giá trị cho bất động sản.
|
Ông Phan Lộc, một trong những cư dân đầu tiên về sống tại khu Aquaria 1 vừa được Nam Long bàn giao, cho biết gia đình ông bán căn nhà tại quận 7 về Waterpoint sinh sống bởi quá mê cảnh quan và không khí thoáng mát, bình yên. Hàng ngày con cái ông vẫn về trung tâm TP.HCM làm việc theo trục Nguyễn Văn Linh hoặc Võ Văn Kiệt chỉ mất khoảng 40 phút. “Hệ thống tiện ích của Waterpoint đang được Nam Long đưa vào khai thác nhiều hạng mục như bến du thuyền, công viên trung tâm, hệ thống xe điện nội khu, xe bus liên vùng hay 3 ha tổ hợp dịch vụ thể dục thể thao country club rộng gồm hồ bơi, sân bóng đá, sân tennis... nên các cháu tôi cũng rất thích. Sắp tới đây chắc chắn sẽ có nhiều hàng xóm cùng về chung sống đông vui hơn”, ông nói và cho biết ông cũng đã mua một căn shophouse sắp sửa nhận bàn giao.
Bình luận (0)