Bệnh tay chân miệng và bệnh sởi tăng cao

02/03/2019 15:50 GMT+7

Số trẻ em mắc bệnh tay chân miệng và sởi tại Đồng Tháp đang tăng cao so cao với cùng kỳ năm 2018. Trung bình mỗi tuần có 40 - 50 ca tay chân miệng nhập viện điều trị.

Bác sĩ Dương Ân Hận, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Sở Y tế Đồng Tháp, cho biết: từ đầu năm đến nay toàn tỉnh có 564 ca bệnh tay chân miệng (TCM), tăng 339 ca so với cùng kỳ năm 2018; trong đó trẻ dưới 3 tuổi chiếm hơn 70% số ca mắc.
Địa phương có số ca mắc TCM nhiều là nhất là H.Cao Lãnh (156 ca) và TP.Cao Lãnh 127 ca. Gần đây, tình hình TCM có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, mỗi tuần có từ 40 - 50 ca nhập viện điều trị.
Theo bác sĩ Hận, bệnh TCM ít xảy ra bệnh nặng, nhưng nếu xảy ra bệnh nặng rất khó phòng ngừa và điều trị. Trẻ khi đã mắc bệnh có thể diễn biến nặng có thể từ 1 đến 2 ngày, với những dấu hiệu như nổi nhiều bóng nước lòng bàn tay, bàn chân, yếu tay chân, bị giật mình khi ngủ do bị tổn thương thần kinh. Trẻ bị bệnh nặng hơn sẽ bị rối loạn về tim mạch, ảnh hưởng hệ thần kinh.
Nếu mắc bệnh TCM nặng ở độ 4 các bác sĩ sẽ khó cứu chữa. Cách phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, vệ sinh nhà cửa và các vật dụng sinh hoạt của trẻ.
Cùng với bệnh TCM, số ca mắc bệnh sởi cũng đang gia tăng tại Đồng Tháp. Theo Trung tâm kiểm soát Bệnh tật Sở Y tế Đồng Tháp, đến cuối tháng 2.2019, toàn tỉnh có 79 ca mắc bệnh sởi, cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2018.
Theo thống kê của Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp, chỉ riêng 2 tháng đầu năm 2019, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho 58 bệnh nhân mắc sởi, trong đó có gần 10 trường hợp nặng.
BSCK2 Huỳnh Hồng Phúc, Trưởng khoa Hồi sức - Nhi, Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp, cho biết đối với những trẻ bị sởi biến chứng viên phổi nặng bệnh viện phải cách ly để hỗ trợ hộ hấp cho trẻ và tránh lây lan. Các biến chứng thường gặp ở trẻ mắc sở là viêm phổi, tiêu đàm máu do bị nhiễm trùng đường ruột, viêm nướu rặng, nặng hơn trẻ bị mắc sởi sẽ bị viêm não. Triệu chứng thường gặp của trẻ mắc sở trẻ bị sốt, ho, chảy nước mũi, mắt đỏ kèm theo bé bị phát ban từ đầu xuống chân. Số ca mắc bệnh sởi tập trung vào nhóm trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi và thường rơi vào trẻ em chưa được tiêm ngừa bệnh.
“Trẻ mắc bệnh sởi cần được cách ly để tránh lây lan nhất là trong giai đoạn từ 3 - 5 ngày đầu. Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm ngừa cho trẻ đúng theo lịch của cơ sở ngành y tế”, BS Phúc nói.
Hiện nay, ngành y tế Đồng Tháp đang tích cực tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức tiêm phòng sởi cho trẻ em theo lịch tiêm chủng ở các trạm y tế xã, phường nhằm hạn chế số ca bệnh sởi trên địa bàn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.