Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở giới văn phòng

03/06/2019 10:00 GMT+7

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh thường gặp trong độ tuổi lao động, đặc biệt với những nhân viên văn phòng phải ngồi lâu liên tục.

Hơn nửa năm nay, chị H.M (nhân viên kế toán, TP.HCM) thường xuyên bị đau nhức vùng cổ và vai gáy. Chị kể: “Nhiều ngày ở văn phòng bị cứng cổ, khi ngoái cổ hoặc quay đầu có cảm giác rất đau nên không thể nào tập trung làm việc được, đi khám thì phát hiện bị thoát vị đĩa đệm cổ C5 - C6”. Đây cũng là tình trạng diễn ra phổ biến ở hầu hết những người làm công việc văn phòng hiện nay.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?

Cột sống cổ của con người có 7 đốt sống, giữa hai đốt sống kề cận là đĩa đệm làm nhiệm vụ giảm các chấn động từ bên ngoài để bảo vệ cột sống. Đĩa đệm có cấu tạo gồm 2 phần, phần bên ngoài là một bao xơ dày và chắc, phần bên trong là nhân nhầy (như lòng trắng trứng). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng đĩa đệm giữa các đốt sống C1 - C7 bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Sự căng thẳng của các chuyển động hằng ngày hoặc những chấn thương nhỏ tác động lên đĩa đệm, khiến bao xơ bị rách, nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài và chèn ép dây thần kinh.

Vì sao nhân viên văn phòng dễ bị thoát vị đĩa đệm ở cổ?

Trong khi những người thuộc nhóm ngành nghề khác bị thoát vị đĩa đệm do tai nạn lao động, chấn thương hoặc do tuổi tác thì nhân viên văn phòng lại mắc căn bệnh này chủ yếu do ngồi lâu liên tục. Ngồi lâu một chỗ (8 - 10 giờ/ngày) và giữ yên tư thế trong một thời gian dài sẽ làm tăng áp lực lên các nhóm cơ và đĩa đệm, lâu ngày đĩa đệm ở vùng cổ lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
Nhân viên văn phòng không nên chủ quan với cơn đau cổ và vai gáy
Nhân viên văn phòng không nên chủ quan với cơn đau cổ và vai gáy
Bác sĩ Eric Balderree (phòng khám ACC) chia sẻ: “Nhiều bệnh nhân đến khám và cho biết họ thường có thói quen cúi đầu về phía trước, kẹp điện thoại giữa tai và vai, nghiêng đầu một bên để nghe điện thoại hoặc bố trí bàn ghế không thích hợp nên cổ lúc nào cũng phải cúi xuống. Việc lặp lại những tư thế sai như vậy sẽ khiến cột sống cổ và các cơ bắp xung quanh vùng cổ phải chịu áp lực lớn, gây ra triệu chứng căng cứng và đau nhức”.
Hơn nữa, giới văn phòng thường rất ít vận động và luyện tập thể dục, do đó cột sống nhanh bị thoái hóa, tăng nguy cơ xảy ra thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, quá trình thoái hóa thường diễn ra âm thầm lặng lẽ trước khi xuất hiện thoát vị đĩa đệm, vì vậy nhiều người không nhận ra sớm.
Bác sĩ Eric Balderree đang nắn chỉnh cột sống cổ cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bác sĩ Eric Balderree đang nắn chỉnh cột sống cổ cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Cẩn thận với các biến chứng nguy hiểm

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gặp cơn đau nhức âm ỉ ở vùng cổ và vai gáy, hạn chế vận động (gập duỗi và xoay cổ khó khăn), cơn đau tăng khi vận động mạnh, đau cứng cổ khi ngủ dậy.
Khi khối thoát vị chèn ép rễ thần kinh nhiều, cơn đau dần lan xuống cánh tay, đồng thời có cảm giác tê buốt, khó cử động. Khả năng vận động của cơ thể càng bị hạn chế chứng tỏ mức độ chèn ép thần kinh càng nặng. Trong suốt thời gian mắc bệnh, người bệnh còn có các dấu hiệu đi kèm khác như: ăn uống không ngon, mất ngủ, mệt mỏi, sụt cân.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng đáng lo:

- Thiếu máu nuôi dưỡng não: Khối thoát vị có thể chèn ép cả rễ thần kinh và các mạch máu ở vùng cổ, làm giảm lưu lượng máu từ tim đến não, khiến người bệnh thường xuyên bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
- Hội chứng giao cảm cổ sau: Một số bệnh nhân gặp chứng đau đầu, rối loạn chức năng nghe và nói, rối loạn thăng bằng, không thể tự đi một mình.
- Liệt tay: Đây là biến chứng nặng nề nhất, cánh tay bị tê liệt, làm mất khả năng vận động nửa người, nguy cơ tàn phế rất cao.
Bác sĩ Eric Balderree cho biết: “Hiện có rất nhiều người trẻ khá lơ là trong việc chăm sóc sức khỏe cột sống, thường chủ quan với các triệu chứng ban đầu. Mỗi người cần đi khám ngay nếu gặp các dấu hiệu bất thường ở vùng cổ, nhằm hạn chế những hậu quả đáng tiếc”.
Hơn 12 năm qua, phòng khám ACC đã chữa trị hiệu quả cho rất nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Song song với liệu pháp thần kinh cột sống Chiropractic, các bác sĩ chuyên khoa còn áp dụng thiết bị hiện đại từ Hoa Kỳ. Điển hình từ năm 2016, phòng khám đã đầu tư bổ sung thiết bị Cervico 2000 tạo ra các lực kéo không xâm lấn theo cả ba chiều (3D), giúp giảm áp lực tại cột sống cổ, giải phóng sự chèn ép ở các rễ thần kinh, từ đó giảm đau đáng kể. Chỉ sau vài tuần điều trị, nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đã nhận thấy rõ những chuyển biến tích cực.
Tìm hiểu thêm về phòng khám ACC và phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc, không phẫu thuật: https://acc.vn/
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.