Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh này, bệnh nhân tiểu đường chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu. Thuốc và thay đổi lối sống là hai cách hiệu quả để kiểm soát tình trạng bệnh không trở nên tồi tệ hơn và có một cuộc sống hạnh phúc, theo Times of India.
Mặc dù bệnh tiểu đường hiện khá phổ biến, nhưng nhiều người vẫn hiểu sai về nó. Một trong những thắc mắc lớn là bệnh tiểu đường loại 2 có thể chuyển thành loại 1 không?
Sự khác biệt giữa tiểu đường loại 1 và loại 2
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1 thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Khi đó, hệ thống miễn dịch sẽ nhầm lẫn các tế bào beta sản xuất insulin khỏe mạnh trong tuyến tụy của cơ thể như những “kẻ xâm lược” và tiêu diệt chúng. Do đó, cơ thể không còn có thể sản xuất insulin.
Lý do tại sao điều này xảy ra vẫn chưa được biết. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, bằng cách nào đó, nó có liên quan đến các yếu tố di truyền và môi trường, theo Times of India.
Bệnh tiểu đường loại 2 chủ yếu được chẩn đoán ở người lớn và phổ biến hơn loại 1. Trong trường hợp này, tuyến tụy sản xuất insulin, nhưng cơ thể không thể sử dụng nó một cách hiệu quả. Insulin được tích tụ trong máu, khiến lượng đường tăng đột biến.
Cũng giống như loại 1, người ta không biết lý do tại sao một số người trở nên kháng insulin nhưng được cho là có liên quan đến thói quen lối sống kém và cân nặng quá mức, theo Times of India.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2
|
Các triệu chứng của cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 ít nhiều giống nhau. Khi bị bệnh tiểu đường, một người có thể gặp phải: Đi tiểu thường xuyên, Hay khát, Đói, Mờ mắt, Vết cắt và vết loét không lành.
Việc thay đổi tâm trạng và giảm cân cũng phổ biến ở những người bị bệnh tiểu đường loại 1, trong khi bệnh nhân loại 2 có thể bị tê và cảm giác ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân của họ.
Tiểu đường loại 2 có thể chuyển thành loại 1 không?
Người ta thường nghĩ rằng việc quá phụ thuộc vào insulin có thể biến bệnh tiểu đường loại 2 thành loại 1, nhưng điều đó là không thể. Các triệu chứng có thể giống nhau, nhưng cả hai đều khác biệt với nhau.
Loại 1 là một bệnh tự miễn dịch, trong đó cơ thể tự bắt đầu tấn công các tế bào khỏe mạnh. Nó gây ra do yếu tố di truyền và môi trường. Những người mắc bệnh tiểu đường loại này cần insulin để tồn tại. Không có cách nào khác.
Tuy nhiên, loại 2 chủ yếu là kết quả của thói quen lối sống không lành mạnh. Nó có thể được kiểm soát bằng cách thực hiện một số thay đổi tích cực trong lối sống. Hơn nữa, loại 1 được chẩn đoán chủ yếu ở thời thơ ấu. Vì vậy, bệnh nhân loại 2 không thể mắc bệnh tiểu đường loại 1.
Đôi khi bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm các triệu chứng của loại 1 với loại 2 và kê đơn thuốc cho loại sau. Nhưng nó rất phổ biến đối với người lớn phát triển các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1, theo Times of India.
Cần điều trị thích hợp cho cả 2 loại
Loại 1 và loại 2 là hai dạng bệnh tiểu đường nhưng chúng khá khác biệt với nhau và không thay đổi lẫn nhau. Tình trạng này không thể chữa khỏi nhưng có thể được kiểm soát dễ dàng bằng cách dùng thuốc phù hợp và kết hợp các thói quen sống lành mạnh như ăn uống lành mạnh, tập thể dục, ngủ đúng giờ và các thói quen khác.
Hãy nhớ rằng cần phải điều trị thích hợp cho cả hai tình trạng bệnh. Nếu không được điều trị, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn, theo Times of India.
Bình luận (0)