Ngày 30.9, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM giám sát tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Q.11 về việc thực hiện tự chủ tài chính và đấu thầu mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế giai đoạn 1.1.2020 - 30.6.2022.
Đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, từ năm 2005 - 2008, bệnh viện thực hiện tự chủ theo nhóm 3 (tự đảm bảo một phần hoạt động chi thường xuyên). Từ năm 2009 đến nay tự chủ theo nhóm 2 (tự đảm bảo chi thường xuyên). Bên cạnh nhiệm vụ chính là khám, chữa bệnh, bệnh viện còn thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ liên khác. Từ khi tự chủ tài chính, bệnh viện gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt là mới chỉ được thu 4/7 yếu tố cấu thành giá dịch vụ y tế.
Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM giám sát tại Bệnh viện Chợ Rẫy |
DUY TÍNH |
Nhưng khó khăn nhất của bệnh viện là nguồn thu theo giá quy định, còn chi là theo giá thị trường, chưa kể là có nhiều yếu tố cấu thành giá chưa được thu.
“Có người hỏi, vì sao giá thấp mà bệnh viện vẫn vận hành? Là vì làm ra của cải cho bệnh viện không chỉ có giá, mà còn cường độ lao động, năng lực lao động và thời gian lao động. Một người ở Bệnh viện Chợ Rẫy làm việc bằng 2, thời gian lao động từ 5 giờ đến 19 giờ, chính những cái đó tạo nên thặng dư cho bệnh viện”, đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy nói.
Trước những khó khăn như trên, Bệnh viện Chợ Rẫy có những kiến nghị cụ thể.
Đưa nhiều chi phí vào cơ cấu giá
Thứ nhất, xác định lại cấu trúc chi phí thành giá dịch vụ y tế, ngoài 7 yếu đã được xác định cần quan tâm đến: Chính sách kinh tế của Nhà nước như chính sách kinh tế xã hội, quản lý chính sách giá..., cùng với yếu tố kinh tế thị trường, phải tuân theo quy định của pháp luật cung - cầu, quy định về giá trị, chỉ số trượt giá, sự cạnh tranh.
Hơn thế nữa, các yếu tố khác về chuyên môn phải được đánh giá theo cách thức khách hàng, đánh giá theo bệnh viện, học hàm, chất lượng y tế mà cơ sở khám, chữa bệnh cung cấp theo hướng tiết kiệm chi phí, nhân lực mà vẫn đảm bảo dịch vụ chất lượng và hiệu quả. Cần quan tâm đến các chính sách về thuế, bảo hiểm rủi ro tai nạn thương mại...
Người dân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 30.9 |
DUY TÍNH |
Thứ hai, tính đúng, tính đủ và đẩy nhanh tiến độ xây dựng giá cho toàn bộ dịch vụ kỹ thuật (theo Nghị định 60 năm 2021) với mức giá được xác định: Định mức kinh tế kỹ thuật, định mức từng ngày dịch vụ kỹ thuật nhân với tư vấn, thiết bị, lương, các loại phụ cấp... đầu vào được điều chỉnh linh hoạt theo từng đợt mua sắm.
Thứ ba, xem xét sửa đổi khoản 4, Điều 24 Nghị định 146 theo hướng “Thanh toán theo giá dịch vụ khám, chữa bệnh đã thực hiện và được giám sát bởi cơ quan bảo hiểm y tế”. Vì hiện tại, bệnh viện bệnh cung cấp dịch vụ cho 3 nhóm đối tượng: Người có thẻ bảo hiểm y tế, người không có bảo hiểm y tế và đối tượng dịch vụ theo yêu cầu. Trong đó, nhóm người có bảo hiểm y tế chiếm hơn 65%, là nguồn thu chính của bệnh viện.
Bệnh viện cung cấp dịch vụ cho người có bảo hiểm y tế theo mức giá dịch vụ được cơ quan Nhà nước ban hành, trong khi cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán cho bệnh viện theo mức giá dịch vụ khám, chữa bệnh đã được giám định hằng tháng, hằng quý và quyết toán hằng năm theo mức tổng hợp.
Như vậy, tổng mức thanh toán phụ thuộc vào số lượt khám chữa bệnh, chi phí bình quân theo nhóm bệnh của năm trước liền kề, nên công việc thanh toán gần giống như trường hợp bệnh. Phần vượt tổng mức thanh toán sẽ không được thanh toán mà phải chờ rất lâu dẫn đến bệnh viện bị giảm nguồn thu. Bảo hiểm y tế chưa thanh toán cho bệnh viện từ 900 - 1.000 tỉ đồng phần vượt tổng mức thanh toán, dẫn đến bệnh viện rất khó khăn.
Bảo hiểm y tế hiện nay là nguồn thu chính của các bệnh viện công lập |
DUY TÍNH |
Bệnh viện bị giới hạn
Để cân đối không vượt tổng mức thanh toán, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy phải gánh thêm nhiều nhiệm vụ khác nhau, như: lựa chọn thuốc trong - ngoài danh mục bảo hiểm y tế chi trả, kỹ thuật cao, thuốc thanh toán theo tỷ lệ và các dịch vụ kỹ thuật khi chỉ định phải có điều kiện kèm theo… để cân đối chi phí điều trị cho người bệnh. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng điều trị cho bệnh nhân.
Với việc sử dụng tỷ trọng lớn trong nguồn thu hiện có của bệnh viện, lại được xác định qua mức tổng thanh toán, vô hình trung điều này giống như công việc giao dự toán cho bệnh viện nhưng bệnh viện không được hoạch định cũng như cân đối được khoản dự toán này.
Xem xét duyệt phần quy định mức ca/máy/ngày được thanh toán với cơ quan Bảo hiểm xã hội tại Điều 7, Thông tư 39 năm 2018 của Bộ Y tế vì những người hạn chế làm cho triệt tiêu phần tạo ra dư giá trị; không sử dụng hết công suất của thiết bị trang và nguồn lực y tế; làm tăng thời gian chờ đợi của người bệnh; không kích hoạt nhân viên y tế lao động hết năng suất, hết cường độ, thời gian làm việc. Ví dụ như quy định siêu âm 48 ca/máy/ngày, chụp X-quang thường 58 ca/máy/ngày; chụp CT-Scanner 32 dãy 29 ca/máy/ngày; chụp MRI 19 ca/máy/ngày.
"Một bác sĩ giỏi 1 phút khám đúng bệnh, nhưng Thông tư 39 quy định 1 bác sĩ khám một số ca nhất định/ngày (65 ca/ngày) là hoàn toàn sai lầm. Bác sĩ siêu âm 1 phút/ca, tại sao chỉ cho siêu âm 38 ca/ngày? Chính giới hạn như vậy khiến bệnh viện không tạo ra được tiền, bác sĩ không làm hết năng lực…", đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy trình bày.
Đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy cũng kiến nghị xem lại quy định trích lập không quá 2 lần tiền lương để phân phối vào Quỹ bổ sung thu nhập cũng như không quá 3 tháng tiền lương thực hiện trong năm vào Quỹ phúc lợi khen thưởng. Không khống chế các mức trích lập này trong trường hợp bệnh viện sử dụng tiết kiệm các chi phí đầu vào và vận hành có hiệu quả nguồn lực y tế để tạo ra khoản chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên hàng năm.
Bình luận (0)