Bí ẩn đằng sau điệu nhảy ăn mừng của 'bộ tộc ăn thịt người' tại làng Mari Mari

Bí ẩn đằng sau điệu nhảy ăn mừng của 'bộ tộc ăn thịt người' tại làng Mari Mari

06/02/2024 06:45 GMT+7

Điệu nhảy ăn mừng sau cuộc đi "săn đầu người" của bộ tộc cổ xưa tại làng Mari mari (Kota Kinabalu, Malaysia) hiện vẫn duy trì đến ngày nay, trở thành điểm hấp dẫn du lịch với khách du lịch dịp đầu năm mới.

Ở giữa căn nhà lớn nhất làng, trai tráng tụ tập lại thành vòng tròn, cùng nhau nhảy xập xình trên một chiếc sạp được đan bằng tre có độ đàn hồi cao.

Khi chiếc sạp nẩy lên từng nhịp, mọi người đứng xung quanh hò reo cổ vũ. Người được chọn sẽ dùng hết sức bình sinh để bật thật cao, giành trọn phần thưởng xứng đáng.

Bí ẩn đằng sau điệu nhảy ăn mừng của 'bộ tộc ăn thịt người' tại làng Mari Mari- Ảnh 1.

Thanh niên bật cao để lấy phần thưởng trong sự phấn khích của mọi người xung quanh

Lê Nam

Sự hấp dẫn, náo nhiệt của đám đông khiến du khách vừa kích thích, vừa tò mò muốn trải nghiệm cảm giác bồng bềnh, lâng lâng khi đứng trên chiếc sạp kỳ lạ này.

Bí ẩn đằng sau điệu nhảy ăn mừng của 'bộ tộc ăn thịt người' tại làng Mari Mari- Ảnh 2.

Phần thưởng được treo ngược lên trần nhà

Lê Nam

Đây là điệu nhảy của một bộ tộc cổ xưa có từ hơn 100 năm trước tại Kota Kinabalu, Malaysia. Trò chơi truyền thống này có tên phiên âm là Lasaran, được tổ chức sau mỗi cuộc đi săn đầu người.

Ông Ben, hướng dẫn viên địa phương nói với chúng tôi: "Sau khi trải qua cuộc đi săn mệt mỏi thì họ vào chơi game, trò này dành cho những chiến binh tham gia cuộc đi săn đầu người đó. Vừa tổ chức chơi game lại có những phần thưởng được treo ở phía trên".

Bí ẩn đằng sau điệu nhảy ăn mừng của 'bộ tộc ăn thịt người' tại làng Mari Mari- Ảnh 3.

Du khách được mời cà phê và trải nghiệm xăm mình nếu muốn

Lê Nam

Ngày nay không còn những cuộc săn đầu người nữa nhưng trò chơi này vẫn còn được tiếp tục diễn ra trong những cuộc hội ngộ gia đình, đám cưới, lễ hội đặc trưng ở đây.

"Trò này chơi theo team, một nhóm có 10 người thì 1 người nhảy chính lên để dành được giải thưởng, những người khác là những người hỗ trợ", ông Ben giải thích thêm.

Bí ẩn đằng sau điệu nhảy ăn mừng của 'bộ tộc ăn thịt người' tại làng Mari Mari- Ảnh 4.

Đường vào làng rợp bóng cây xanh

Lê Nam

Hoạt động này diễn ra tại Làng văn hóa Mari Mari (Kota Kinabalu, Malaysia). Làng nằm trong rừng cây hẻo lánh ở Kionsom, cách xa thành phố Kota Kinabalu hối hả - một điểm hoàn hảo để rời xa khỏi sự nhộn nhịp chốn đô thị.

Làng văn hóa Mari Mari là một địa điểm độc đáo thể hiện văn hóa và lối sống của 5 bộ tộc thuộc cộng đồng Sabah: Bajau, Lundayeh, Murut, Rungus và Dusun, được xây dựng bởi con cháu của bộ lạc mà họ đại diện.

Bí ẩn đằng sau điệu nhảy ăn mừng của 'bộ tộc ăn thịt người' tại làng Mari Mari- Ảnh 5.

Du khách giao lưu cùng các "thổ dân" tại ngôi làng

Lê Nam

Nơi này lưu giữ văn hóa dân tộc của Borneo, nơi bạn sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến nhiều hoạt động truyền thống độc đáo: thổi kèn, xăm mình, nấu rượu gạo, thậm chí cả đốt lửa cũng như tìm hiểu về tín ngưỡng của người dân địa phương và đặc sản ẩm thực.

Bí ẩn đằng sau điệu nhảy ăn mừng của 'bộ tộc ăn thịt người' tại làng Mari Mari- Ảnh 6.

Du khách Việt thích thú trải nghiệm các hoạt động văn hóa tại ngôi làng này

Lê Nam

Trải nghiệm liên tiếp các hoạt động sinh hoạt truyền thống và ẩm thực bản địa khiến du khách thích thú.

Bí ẩn đằng sau điệu nhảy ăn mừng của 'bộ tộc ăn thịt người' tại làng Mari Mari- Ảnh 7.

Liên tiếp được thưởng thức các món bánh truyền thống của người bản địa

Lê Nam

Trước bữa ăn trưa được chuẩn bị sẵn tại đây, một buổi biểu diễn văn hóa của người dân bản địa thu hút rất đông khách du lịch quốc tế. Điều bất ngờ là những người biểu diễn trên sân khấu lại chính là “thổ dân” vừa gặp đâu đó tại một trong những trải nghiệm tại làng trước đó.

Một ngày vui chơi tại Kota Kinabalu sẽ chưa thể kết thúc. Du khách thường sẽ tiếp tục hành trình bằng cách đến Klias để đi du thuyền trên sông tìm kiếm loài khỉ vòi có mũi kỳ quặc. Theo hướng dẫn viên địa phương, có khoảng 300 cá thể khỉ mũi dài sống tại đây.

Bí ẩn đằng sau điệu nhảy ăn mừng của 'bộ tộc ăn thịt người' tại làng Mari Mari- Ảnh 8.

Đi thuyền trên sông Kilas tìm khỉ mũi vòi

Lê Nam

Ông KUKHWANT SINGH GILL (65 tuổi, hướng dẫn viên bản địa) chia sẻ: "Đây là loài khỉ chỉ xuất hiện ở vùng này thôi. Loài này có khả năng bơi ngược vào bờ nếu bị rớt xuống sông. Con đực nặng khoảng trung bình 24kg, con cái lớn nhất khoảng 12kg và nó sống thành đàn, vòng đời từ 12-20 năm".

Bí ẩn đằng sau điệu nhảy ăn mừng của 'bộ tộc ăn thịt người' tại làng Mari Mari- Ảnh 9.

Loài khỉ có chiếc mũi dài đặc biệt

Sau khi ngắm hoàng hôn và ăn bữa tối, vào buổi tối sau để ngắm nhìn đom đóm đêm phát sáng dày đặc trên các cành cây.

Đom đóm không còn lạ gì với du khách Việt, tuy nhiên đi thuyền trên sông vào ban đêm rồi bất ngờ phát hiện cả một đàn đom đóm bám đầy trên cây phát sáng trong đêm đều khiến mọi người bất ngờ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.