Bị cáo Lê Tùng Vân: 'Gia đình chúng tôi có những người tài năng'

21/07/2022 17:15 GMT+7

Trong phần tự bào chữa của mình, bị cáo Lê Tùng Vân nói: “Gia đình chúng tôi có những người tài năng, HĐXX không tin nói Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên, Trùng Dương lên trước tòa vài phút làm được một bài thơ...”.

Ngày 21.7, TAND H.Đức Hòa (Long An) tiếp tục phiên tòa xét xử nhóm 6 bị cáo ở Tịnh thất Bồng Lai về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. HĐXX đã dành cả ngày cho phần tranh tụng.

Các bị cáo phủ nhận hành vi phạm tội

Bị cáo Lê Tùng Vân có mặt tại tòa vào buổi chiều 21.7. Sáng cùng ngày, bị cáo xin vắng mặt vì lý do sức khỏe

CHỤP MÀN HÌNH

Các luật sư (LS) bào chữa cho 6 bị cáo đều đưa ra một số lập luận cho rằng, thân chủ của mình không có tội; phủ nhận các kết quả giám định và các cáo buộc tại 5 đoạn clip của Sở TT-TT và Sở VH-TT-DL Long An đưa ra. Đồng thời, đề nghị HĐXX tuyên các bị cáo vô tội, trả tự do cho các bị cáo ngay tại tòa...

Các bị cáo cho rằng mình không có tội

BẮC BÌNH

LS Nguyễn Văn Miếng cho rằng, 6 bị cáo (là thân chủ của ông) đều không theo Phật giáo và cũng không theo bất kỳ tôn giáo nào. Nói về trang phục mà bị cáo Lê Tùng Vân mặc trong các đoạn clip, đặc biệt là trang phục mà bị cáo Vân bị cáo buộc mạo danh, mạo xưng Đức Phật Thích Ca, báng bổ Phật giáo… theo LS Miếng, đây là chiếc áo được thân chủ của ông mua trên mạng thông tin điện tử với giá 380.000 đồng/cái và đây là kiểu áo... "lãnh tụ" (như cách nói của bị cáo Lê Tùng Vân, thân chủ của ông).

Còn bị cáo Lê Thanh Trùng Dương cho biết, lý do “bái” bị cáo Lê Tùng Vân làm "sư phụ" vì nhận thấy ông rất tài giỏi, đã dạy bị cáo và ''sư phụ'' Vân cũng là người đứng ra dạy dỗ tất cả những thành viên khác trong "Tịnh thất Bồng Lai".

Phiên tòa ngày 21.7 chủ yếu dành cho phần tranh luận

BẮC BÌNH

Về lý do tất cả các thành viên Tịnh thất Bồng Lai đều mặc đồng phục áo tràng màu nâu hoặc màu tràng vàng giống trang phục của Phật giáo, bị cáo Dương cho rằng, "do thích chứ không phải mặc trang phục của Phật giáo". Bị cáo Dương thừa nhận tại hộ bà Cao Thị Cúc có trang trí, thờ phượng tượng Phật, nhưng khẳng định bản thân không theo Phật giáo.

Về lý do những người trong gia đình gọi nhau là “thầy” và các bé nhỏ tuổi được gọi là “chú tiểu”, bị cáo Dương nói, "đó chỉ là cách gọi riêng trong "Tịnh thất Bồng Lai", không liên quan gì đến kiểu xưng hô trong Phật giáo".

Bắt chước "sư phụ" Lê Tùng Vân

Bị cáo Lê Thanh Hoàn Nguyên thì nói, mình mặc những bộ trang phục giống áo tràng của Phật giáo là “bắt chước” theo “sư phụ” Lê Tùng Vân để mặc áo giống “lãnh tụ”.

Bị cáo Lê Thanh Hoàn Nguyên còn nói, bị cáo Lê Tùng Vân có viết một tác phẩm dài 20.000 câu thơ và truyền dạy cho các đệ tử tại "Tịnh thất Bồng Lai". “Đây là một tuyệt đại tác phẩm và đủ khả năng đoạt giải Nobel văn chương thế giới. Sư phụ Lê Tùng Vân rất tài năng...”, bị cáo Hoàn Nguyên nói trong phần tự bào chữa.

Còn trong phần tự bào chữa của bị cáo Nhị Nguyên, bị cáo này nói bộ sách 4 quyển do bị cáo Lê Tùng Vân viết là bộ sách “siêu quần bách chúng”...

Đến phần tự bào chữa của mình, bị cáo Lê Tùng Vân nói: “Bây giờ tôi nằm võng suốt, ai muốn gặp đều phải tự đến thì làm gì tôi phạm tội được. Gia đình chúng tôi có những người tài năng, HĐXX không tin nói Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên, Trùng Dương lên trước tòa vài phút làm được một bài thơ...”.

Tại tòa, tất cả các bị cáo đều phủ nhận các cáo buộc trong cáo trạng của Viện KSND tỉnh Long An

CHỤP MÀN HÌNH

Bị cáo Lê Tùng Vân khai trước tòa: Vẫn độc thân, đang chờ có vợ

Cũng tại phiên tòa, đại diện cho Công an H.Đức Hòa (Long An) là thượng tá Nguyễn Sơn. Thượng tá Sơn cho rằng, bị cáo Hoàn Nguyên có những lời lẽ xúc phạm danh dự, vu khống đối với Công an H.Đức Hòa...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.