Ngày 8.5, phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Đinh La Thăng và các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn dầu khí quốc gia VN (PVN) và Tổng công ty xây lắp dầu khí VN (PVC) tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo.
Sẵn sàng bán nhà để khắc phục hậu quả
Trả lời thẩm vấn, bị cáo Phùng Đình Thực, nguyên Tổng giám đốc PVN, cho biết làm đơn kháng cáo kêu oan tội danh cố ý làm trái và mức án 9 năm tù mà cấp sơ thẩm quy buộc. “Vai trò bị cáo trong vụ án này rất hạn chế nhưng tòa sơ thẩm đánh giá bị cáo như là Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2”, bị cáo Thực nói và cho biết PVN là tập đoàn đa ngành, tổng giám đốc không chỉ đạo trực tiếp dự án cụ thể nào mà giao quyền cho các phó tổng giám đốc giải quyết các dự án cụ thể. Điều này được thể hiện rõ trong quy chế làm việc của PVN.
tin liên quan
Bố con ông Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rút kháng cáo kêu oanBị cáo Thực cũng cho biết cùng với đơn kháng cáo đã gửi 24 chứng cứ, trong đó 8 chứng cứ có trong hồ sơ nhưng chưa được đánh giá đầy đủ, 11 chứng cứ mới, còn lại 5 chứng cứ chưa được cấp sơ thẩm đánh giá. Theo trình bày của bị cáo, trong 4 văn bản liên quan đến tổng giám đốc mà tòa quy buộc bị cáo về tội cố ý làm trái, bị cáo đã không nhận được văn bản nào. Mặt khác, nhiều cuộc họp giải quyết công việc cũng như vướng mắc của Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 do ông Nguyễn Quốc Khánh hoặc ông Nguyễn Xuân Sơn chủ trì, tùy theo lĩnh vực... Từ đó, bị cáo Thực đề nghị HĐXX xem xét các chứng cứ đưa ra cũng như áp dụng các tình tiết giảm nhẹ để miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Bị cáo còn nói đang nghiên cứu dở dang một công trình khoa học được đánh giá là cấp thiết, có thể áp dụng nhằm phát triển kinh tế và mong được miễn tội để tiếp tục hoàn thành công trình khoa học của mình.
Mặc dù khẳng định là bị oan, song bị cáo Thực cho biết sẽ chấp hành phán quyết cuối cùng của tòa và về phần dân sự sẽ bàn với gia đình bán nhà để khắc phục hậu quả.
“Tiền không mua được cái tình nên bị cáo nhận tội”
Trong phần xét hỏi các bị cáo phạm tội tham ô tài sản, bị cáo Nguyễn Anh Minh, nguyên Phó tổng giám đốc PVC, thừa nhận có việc lập khống chứng từ để lấy tiền chia nhau, song bị cáo không phải là người quyết định mà thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên, cụ thể là Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng giám đốc PVC. “Bị cáo không bao giờ mong muốn các bị cáo khác bị xử nặng hơn mình mà chỉ nói người chỉ đạo bị cáo thì hình phạt lại nhẹ hơn. Với cái tâm của mình, bị cáo mong HĐXX xem xét điều này”, bị cáo Minh nói. Tại phiên sơ thẩm, Minh bị tuyên phạt 16 năm tù giam, còn Thuận 15 năm tù.
tin liên quan
Nguyên Tổng giám đốc PVN Phùng Đình Thực xin bán nhà để khắc phục hậu quảBị cáo Bùi Mạnh Hiển, nguyên Chánh văn phòng PVC, cũng cho rằng bản án sơ thẩm là nặng vì bị cáo không liên quan đến lập khống 4 bộ hồ sơ hạng mục công trình. Số tiền nhận về 3 lần cho lãnh đạo PVC sử dụng chỉ có 2,7 tỉ trên tổng số 13 tỉ đồng, còn những lần chuyển hàng tỉ đồng còn lại bị cáo không biết. Bị cáo Hiển chỉ nhận tiền theo chỉ đạo của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận, chứ không biết nguồn tiền đó từ đâu, không tham gia vào việc lập hồ sơ khống và không chiếm hưởng đồng nào.
Khi được chủ tọa gọi lên đối chất, bị cáo Vũ Đức Thuận nói “rất tôn trọng lời khai của các bị cáo”, nhưng khẳng định lời khai của bị cáo Minh không đúng. “Bị cáo Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo bị cáo, bị cáo chỉ đạo bị cáo Hiển. Bị cáo không chỉ đạo bị cáo Minh”, bị cáo Thuận nói.
Báo chí gặp khó khi tác nghiệp tại phiên tòa
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, có khá đông phóng viên tham gia đưa tin về phiên tòa, dù phải chứng kiến qua màn hình từ phòng báo chí. Tuy nhiên, trong 2 ngày đầu diễn ra phiên xét xử đã xảy ra nhiều trục trặc về kỹ thuật như mất điện, mất tín hiệu hình hoặc tiếng. Hôm qua, cả buổi sáng và chiều đều xảy ra sự cố kỹ thuật khiến PV chỉ thấy hình nhưng không nghe tiếng. Dù sau đó các sự cố đã được khắc phục, nhưng việc nắm thông tin, diễn biến tại phiên tòa của báo chí không liền mạch, gặp rất nhiều khó khăn...
|
Bình luận (0)