Hầu hết các trường hợp đau cánh tay mức độ nhẹ là do hoạt động thể chất quá sức, dẫn đến chuột rút hay căng cơ. Nâng tạ, đánh quần vợt hay đánh máy trong thời gian dàu đều có thể gây đau cánh tay, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Đau cánh tay thường là do căng cơ nhưng cũng có thể do các nguyên nhân tiềm ẩn khác như chèn ép dây thần kinh, viêm gân, thậm chí là đau tim |
SHUTTERSTOCK |
Thông thường, những cơn đau cơ ở cánh tay thường sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nếu cơn đau tiếp tục xấu đi thì cần phải gặp bác sĩ để kiểm tra.
Các chấn thương như va đập làm cơ bị bầm tím hoặc gãy xương cũng dẫn đến đau cánh tay. Tình trạng đau này cũng có thể là do tổn thương chóp xoay vai, trật khớp khuỷu tay hay bong gân cổ tay. Đây đều là những vấn đề cần gặp bác sĩ để điều trị.
Ngoài chấn thương vật lý, một số vấn đề sức khỏe cũng là nguyên nhân thường gặp đây đau cánh tay. Những vấn đề này là hội chứng ống cổ tay, viêm gân, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm hay chèn ép dây thần kinh.
Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng hơn, đau cánh tay có thể là dấu hiệu của đau tim. Cơn đau cánh tay dạng này có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 tay, kèm theo một số triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, buồn nôn hoặc chóng mặt. Khi đó, cần phải đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.
Nếu không biết rõ nguyên nhân cơn đau, cảm giác đau kéo dài hoặc thường tái phát thì cần phải đến bác sĩ khám nhằm sàng lọc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn |
shutterstock |
Theo Tổ chức Quốc gia về Rối loạn Hiếm (Mỹ), đau cánh tay còn có thể là triệu chứng của một rối loạn thần kinh gọi là hội chứng Parsonage-Turner (PTS). Người bệnh thường đột ngột bị những cơn đau dữ dội ở cánh tay và vai. Cơn đau kèm theo cảm giác bỏng rát, kim đâm hoặc nhức nhối.
Các phương pháp điều trị hội chứng Parsonage-Turner thường xoay quanh việc giảm đau. Bác sĩ có thể dùng thuốc, vật lý trị liệu, kích thích dây thần kinh bằng điện hoặc phẫu thuật.
Phần lớn các cơn đau cánh tay có thể điều trị ở nhà bằng nghỉ ngơi, chườm lạnh, kê cao tay hoặc dùng thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, nếu không biết rõ nguyên nhân cơn đau, cảm giác đau kéo dài hoặc thường tái phát thì cần phải đến bác sĩ khám nhằm sàng lọc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, theo Healthline.
Bình luận (0)