Mặc dù mang căn bệnh quái ác di truyền từ người cha khi mới lọt lòng, nhưng cậu học trò 'người rắn' Nguyễn Đình Vương vẫn không thôi nuôi giấc mơ trở thành họa sĩ.
Bi kịch của người mẹ 20 năm xây 'chuồng' nhốt 2 con tâm thần
01/11/2016 10:31 GMT+7
Trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng nằm sâu hun hút trong con hẻm nhỏ ở xóm nghèo. Hình ảnh hai người con ngồi ngơ ngác, thỉnh thoảng nói nhảm và cười vô hồn, khiến lòng người mẹ quặn thắt, nước mắt cứ chảy dài.
Tự động phát
Nước mắt người phụ nữ ấy lại rơi khi chúng tôi đến thăm gia đình. Những đứa con của chị ra đời lần lượt mắc chứng bệnh điên dại. Không nói, không cười, hễ gặp ai đều chửi bới, đánh đập trong vô thức.
"Tôi trở thành người mẹ tàn nhẫn"
“20 năm nay, nhìn hai đứa con điên dại bị nhốt trong 'chuồng', nơi xó nhà, lòng tôi như bị xé ra từng mảnh. Tôi trở thành người mẹ tàn nhẫn. Ba lần sinh nở nhưng tôi chưa một lần được nghe tiếng gọi 'mẹ' thiêng liêng này", tâm sự đẫm nước mắt của người phụ nữ tuổi 50 khi mở đầu câu chuyện với chúng tôi. Chị là Đào Thị Minh, ở thôn Xuân Ngọc 1, xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
|
Cách đây 5 năm, chồng chị là anh Nguyễn Văn Thông, trong lúc đang đi làm đồng tự dưng ngã xuống rồi một thời gian sau cũng phát bệnh tâm thần nặng. Từ ngày chồng phát bệnh, mọi gánh nặng gia đình đều đè lên đôi vai gầy gộc của chị.
Đến lúc sức cùng, lực kiệt, anh Thông được người anh cả đón về nuôi để đỡ bớt gánh nặng cho chị. Một mình chị từ đó bươn trải đi làm thuê nuôi hai đứa con bệnh tật. Vừa tủi thân, lại vừa nhìn các con vẫn ngô nghê như những đứa trẻ khiến lòng người mẹ quặn thắt.
Hai vợ chồng chị sinh được 3 người con, người con trai đầu là Nguyễn Tấn Tin, từ khi sinh ra đã phải mang trong mình căn bệnh bại não, nằm liệt một chỗ. Đến năm 9 tuổi, Tin qua đời trong nỗi đau đớn tột cùng của đôi vợ chồng trẻ.
Nuốt nước mắt và muốn san lấp nỗi buồn khi mất mát đứa con trai đầu lòng, chị sinh thêm hai người con để thỏa mong ước được làm mẹ. Thế nhưng số phận lại một lần nữa trớ trêu khi em Nguyễn Thị Thế (25 tuổi) sinh ra bị câm, điếc và thiếu năng trí tuệ. Thế dường như chẳng biết gì đến mọi thứ xung quanh. Còn Nguyễn Tấn Quang (19 tuổi) cũng mắc căn bệnh bại não và có biểu hiện tâm thần, lâu lâu lại lên cơn thần kinh.
Trong căn nhà cấp 4, tiếng khóc thét, tiếng đập cửa ầm ầm từ căn phòng nhỏ chật hẹp cứ vang ra không ngớt như từng nhát dao lạnh buốt cứa vào lòng người mẹ nghèo. Nhìn hai đứa con đang vật vã, la hét trong vô thức, gạt đi những dòng nước mắt, nấc lên từng tiếng, chị Minh cho biết: “Sinh được ba đứa con thì cả ba đứa đều mắc bệnh. Cứ đến 1 tuổi rưỡi là chúng bắt đầu quấy phá, gào khóc. Tôi đã đưa các cháu đi chạy chữa khắp nơi, thấy người ta đồn chỗ này có ông thầy hay, chỗ kia có ông thầy tốt tôi đều đưa con đi hết, nhưng đi mãi bệnh tình của các cháu cũng không đỡ được chút nào. Cũng vì bệnh tật mà tôi mất đứa con đầu lòng khi nó mới được 9 tuổi”.
|
“Nhà tôi nghèo lắm, đến hạt gạo cũng phải đi mượn. Hai đứa con suốt ngày phải nhốt trong nhà vì bệnh tâm thần mà không có tiền để chữa trị. Bổn phận người làm mẹ như tôi đành bất lực. Nhốt hai đứa con hơn 20 năm trong “chuồng” bản thân tôi như xé từng khúc ruột, nhưng cứ thả con ra là nó la hét, phá phách”, chị Minh nói trong nước mắt.
Khổ ơi, bao giờ mới hết khổ?
Hướng đôi mắt nhìn về phía hai đứa con tội nghiệp đang ngồi thẩn thờ trước nhà, chị bật khóc: “Giờ tôi còn sống thì còn lo được cho hai đứa nó, chứ sau này tôi già, tôi mất đi thì các con tôi phải sống thế nào đây. Ai sẽ nuôi và chăm sóc chúng đây, chúng có biết gì đâu”.
Thời gian trôi qua, các con của chị Minh lớn lên trong bệnh tật, nhiều người cay nghiệt nhìn vào gia đình còn gọi là “nhà người điên”. Nhiều khi vô tình nghe được những câu nói đầy ác ý ấy, chị chỉ biết ôm lấy hai đứa con tội nghiệp mà khóc. Khóc cho số phận nghiệt ngã của đời mình cũng như chính các con của chị.
|
Cứ tưởng nỗi lo toan trên vai người mẹ nghèo ấy đã đủ nặng nề, vậy mà tai ương lại liên tiếp giáng xuống cuộc đời chị. Mới đây chị lại phát hiện mình mang căn bệnh thoái hóa cột sống nên không làm được những việc nặng nhọc và cuộc sống vốn đã khó khăn nay lại thêm chồng chất.
'Tui tìm thằng Thạo khắp nơi, ai chỉ đâu đi đó. Người ta nói thằng Thạo bị bọn xấu mổ bụng lấy nội tạng rồi. Nếu tui không gặp lại nó, chắc chết không nhắm mắt…', chúng tôi day dứt khi nghe bà Hồ Thị Sáu mếu máo.
Bà Võ Thị Nghĩa (71 tuổi) một người hàng xóm cho biết: “Hoàn cảnh của Minh khổ lắm, xóm nghèo này bao đời nay đã khổ rồi, giờ thấy cảnh của ba mẹ con của Minh nữa mà đau lắm. Ai nhìn vào hoàn cảnh ấy đều chua xót và thương thay cho cuộc sống của nó. Hàng xóm ở đây ai cũng khó khăn nên cũng không giúp đỡ gì được ba mẹ con nhiều, lâu lâu chúng tôi cùng nhau góp ít gạo, rồi chút thức ăn để ba mẹ con chị Minh sống qua ngày vậy đó. Mong sao trời phật thương tình mà cho hai đứa con nó hết bệnh thì hay biết mấy”.
Chị Minh đút cháo cho hai đứa cho tội nghiệp của mình ăn
Thương con lắm, cả đời không được biết đến niềm vui, nỗi buồn, suốt ngày phải bị nhốt ở một xó trong nhà. Trong thâm tâm của chị luôn mong ước một điều rằng hai đứa con chị sẽ sớm khỏi bệnh. Vì chị lo sợ một ngày nào đó khi chị đau ốm rồi nằm xuống, không biết con mình sẽ sống ra sao.
Dưới chân núi Ngọc Linh, Quảng Nam, hàng ngày học sinh đến trường phải qua cây cầu treo làm bằng tre nứa và dây leo, đan hình chiếc võng. Vì con chữ, các em liều mình đến trường mặc cho bên dưới, nước lũ gầm thét, nguy hiểm chực chờ...
“Những tưởng sinh con ra là niềm vui, niềm hạnh phúc nhưng cuộc đời của vợ chồng tôi nghiệt ngã quá. Chẳng biết rồi những ngày tiếp theo với gia đình tôi sẽ ra sao nữa. Thật sự tôi không dám nghĩ đến…biết bao giờ mới hết cảnh khổ này đây”, chị Minh ngậm ngùi nói.
|
Ông Võ Đăng Ngọc, Trưởng thôn Xuân Ngọc 1, xã Tam Anh Nam, cho biết: “Gia cảnh của chị Minh rất tội nghiệp, người chồng là chủ cột trong nhà giờ cũng mắc bệnh tâm thần, giờ phải gánh thêm hai người con điên dại nữa. Địa phương cũng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để có thể giúp đỡ ba mẹ con chị Minh. Nhưng bản thân địa phương cũng khó khăn nên cũng không giúp đỡ được gia đình chị Minh nhiều. Chúng tôi rất mong các mạnh thường quân, đồng cảm, chia sẻ và giúp đỡ để ba mẹ con chị ấy bớt khổ hơn”.
Bình luận (0)