Bí mật chiếc mặt nạ Batman của Son Heung-min: công nghệ tiên tiến, doanh thu tỉ đô
Những chiếc mặt nạ thể thao được các vận động viên ưa chuộng là một ứng dụng nổi bật của công nghệ in 3D trong y học. Thiết bị này là phụ kiện sử dụng hằng ngày để dễ dàng thực hiện các hoạt động thể thao . Mức tăng trưởng nhanh của thị trường này cho thấy nhu cầu ngày càng cao của người dùng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sử dụng các công nghệ tiên tiến.
Tự động phát
Son Heung-min ra sân đá chính trong trận Hàn Quốc gặp đội tuyển Uruguay ở bảng F. Ngôi sao đang khoác áo CLB Tottenham thi đấu với chiếc mặt nạ màu đen như Batman để bảo vệ vùng hốc mắt vừa được phẫu thuật do gặp chấn thương.
Tiền đạo của tuyển Hàn Quốc không phải là cầu thủ đầu tiên sử dụng thiết bị này để thi đấu trong giai đoạn hồi phục. Trước đó, nhiều trường hợp cũng phải sử dụng công nghệ này để thi đấu khi vẫn chưa thể hoàn toàn bình phục sau chấn thương.
Những chiếc mặt nạ thể thao được các vận động viên ưa chuộng là một ứng dụng nổi bật của công nghệ in 3D trong y học. Thiết kế dành riêng cho vận động viên đặc biệt hữu ích khi thiết bị này là phụ kiện sử dụng hằng ngày để dễ dàng thực hiện các hoạt động thể thao.
Đầu tiên, các nhà sản xuất dùng một loại máy quét để ghi lại hình ảnh 3D của khuôn mặt. Giải pháp này tối ưu và tốn ít thời gian hơn cách tạo tượng thạch cao và khò nhiệt truyền thống.
Ở bước tiếp theo, nhân viên thiết kế sẽ sử dụng phần mềm vẽ CAD (Computer-aided design) để tạo hình phần mặt nạ. Người thực hiện cần nắm rõ vùng bị chấn thương và cách thêm khung bảo vệ.
Một số thay đổi trong thiết kế phải có như các lỗ để đeo dây, khu vực chèn vật liệu tiếp xúc mặt, phần bị thương và khu hấp thụ ứng suất, tác động. Ngoài ra, khoét lỗ ở mắt rộng rãi là rất quan trọng với người chơi thể thao, để góc nhìn không bị ảnh hưởng.
Sau khi hoàn tất thiết kế, chúng được chuyển sang bộ phận in 3D. Theo tiết lộ của FIFA, chiếc mặt nạ được Son sử dụng được làm bằng sợi carbon. Lợi thế lớn nhất của sợi carbon khi sử dụng làm vật liệu đeo, là độ cứng cao, độ bền kéo cao, chịu được nhiệt độ cao và giãn nở nhiệt thấp. Ngoài ra, chúng còn giúp người đeo có được sự thoải mái, vì có trọng lượng nhẹ hơn kim loại và nhựa nhiều lần.
Trong báo cáo của Precedence Research, quy mô thị trường in 3D phục vụ y tế ước tính đạt giá trị 1,45 tỷ USD trong năm 2021. Quy mô thị trường dự kiến đạt 6,21 tỷ USD vào 2030 với tốc độ tăng trưởng 17,54% mỗi năm. Mức tăng trưởng nhanh của thị trường này cho thấy nhu cầu ngày càng cao của người dùng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sử dụng các công nghệ tiên tiến.
Bình luận (0)