Thường, những đứa lớn có xu hướng không thích chơi với những đứa nhỏ, trong khi những đứa nhỏ luôn lẽo đẽo, mè nheo bên cạnh nên tạo ra sự khó chịu, và sau đó dẫn đến những cuộc cãi vã không hồi kết. Vậy làm thế nào để làm sống lại tinh thần đoàn kết của các con hoặc ít nhất giữ chúng không ghét bỏ nhau là điều mà các bậc phụ huynh quan tâm.
Củng cố thế mạnh của con
Để giảm sự cạnh tranh giữa các con, bạn hãy khen ngợi thế mạnh của từng đứa. Chẳng hạn trong khi khen con trai đầu chơi đá bóng giỏi, bạn đồng thời khen cậu con trai thứ nhanh nhẹn trong môn bóng rổ và cùng chúc mừng cả hai con. Luôn cho con biết mỗi người có một năng khiếu khác nhau, từ đó sẽ giúp con tự tin vào bản thân và không còn cạnh tranh lẫn nhau, theo Knowmore.
Bất cứ việc gì, cha mẹ cũng tránh so sánh trực tiếp giữa anh chị em ruột hoặc yêu cầu đứa trẻ này phải nghe lời hoặc giúp đỡ đứa trẻ kia trong khi nó có quá ít kỹ năng. Sự áp đặt này vô hình trung dẫn tới thông điệp, anh chị luôn là cấp trên và đứa nhỏ bắt buộc phải phục tùng. Hãy để con chơi với thế mạnh của mình, và lúc đó bạn sẽ giúp con hạn chế được sự ganh ghét, đố kỵ nhau.
tin liên quan
Góc phụ huynh: Dạy con tuổi vị thành niên, khó không?Với các bậc phụ huynh, giai đoạn con bước vào tuổi vị thành niên là một thách thức rất lớn trong hành trình nuôi dạy, theo Knowmore.
Thúc đẩy sự tử tế
Thay vì ra lệnh, hãy khuyến khích anh chị em giúp đỡ lẫn nhau, và dành những lời khen khi các con cùng nhau chơi đùa hoặc làm một việc gì đó, như: xây nhà, lắp ráp mô hình hay giúp nhau học bài.
Dành thời gian cho từng con
Cho dù bạn đi xem phim hoặc chỉ đơn giản chơi bóng trong sân, luôn dành thời gian với từng đứa trẻ sẽ giúp bạn truyền tải thông điệp rằng bố/mẹ luôn yêu thương con và con cũng nên yêu thương anh chị em như cách mà bố mẹ đã làm với con.
Tạo khoảng thời gian cho các con ở bên nhau
Trẻ lớn thường không nhận ra em trai hoặc em gái mình rất thích chơi đùa với anh chị và luôn tin tưởng vào họ. Khi cha mẹ giúp đỡ những đứa trẻ làm anh, làm chị hiểu được vai trò của chúng trong cuộc sống, chúng cảm thấy như được trao quyền và từ đó chúng rất muốn được thể hiện, và tương tác nhiều hơn với em.
tin liên quan
Con vào tuổi dậy thì, cha mẹ cần chuẩn bị gì?Con tôi đã bắt đầu vào tuổi dậy thì. Tôi chưa có kinh nghiệm nuôi con. Vậy cho hỏi chuyên gia là khi trẻ vào tuổi dậy thì thì có những sự thay đổi nào trong tâm sinh lý của trẻ.
Tạo bầu không khí thân mật trong bữa cơm
Bữa ăn gia đình là dịp giúp các thành viên trong nhà gắn bó nhau hơn. Vì vậy, người mẹ cần thường xuyên lên kế hoạch nấu những bữa tối ngon miệng, và tạo ra bầu không khí đầm ấm, thân mật để giúp anh chị em ruột xây dựng mối quan hệ bền chặt.
Giúp con hiểu câu “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
Phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự hòa bình và sự ngưỡng mộ lẫn nhau giữa các anh chị em. Khi trẻ cảm thấy mình có giá trị, chúng cũng sẽ đánh giá cao sức mạnh anh chị em của mình và từ đó cùng nhau tham gia vào một mối quan hệ có lợi.
Bình luận (0)