Bí quyết sống chung với bệnh tiểu đường

10/09/2024 17:59 GMT+7

Với các tiến bộ của y học hiện đại, tiểu đường không còn là căn bệnh đáng ngại và quá nguy hiểm như những thập niên trước. Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sống chung lâu dài và ổn định.

Bí quyết sống chung với bệnh tiểu đường- Ảnh 1.

Gần đây bệnh tiểu đường đang trẻ hóa do thói quen ăn uống và lười vận động

Bệnh tiểu đường có mấy tuýp? Tuýp nào nặng nhất?

Bệnh tiểu đường, còn gọi là bệnh đái tháo đường, có 2 tuýp chính:

• Tuýp 1: Đây là một tình trạng thiếu hụt insulin gần như hoàn toàn, nguyên nhân do tuyến tụy không sản xuất được insulin. Tiểu đường tuýp 1 sẽ thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi. Đây là tuýp nặng hơn, dễ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm hơn nếu không kịp thời phát hiện, việc điều trị cũng khác hoàn toàn so với tiểu đường tuýp 2, với người bệnh tiểu đường tuýp 1 cần phải điều trị bằng insulin ngay từ đầu.

• Tuýp 2: Thường gặp ở người lớn tuổi và người có thừa cân, béo phì, đặc biệt trên các cơ địa có người thân ruột thịt đã bị tiểu đường, vì bệnh có tính chất di truyền. Ở tuýp này, cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng không đủ hoặc việc sử dụng insulin của cơ thể không hiệu quả.

Bí quyết sống chung với bệnh tiểu đường- Ảnh 2.

Bác sĩ CK1 Nguyễn Hoàng Lộc - Trưởng phòng khám Tim mạch - Tiểu đường 315 chi nhánh Quận 12 tư vấn: "Trước khi được điều trị bệnh nhân cần được thăm khám bởi các bác sỹ và làm các xét nghiệm thường qui đánh giá chức năng gan thận trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo tuyệt đối an toàn sức khỏe cho người bệnh"

Theo Bác sĩ CK1 Nguyễn Hoàng Lộc - Trưởng phòng khám Tim mạch - Tiểu đường 315 chi nhánh Quận 12 cho biết: "Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc uống, nhưng nếu không kiểm soát tốt, hoặc đã xuất hiện các biến chứng, có thể vẫn cần dùng insulin hỗ trợ"

Bí quyết sống chung với bệnh tiểu đường

Theo Bác sĩ CK1 Nguyễn Hoàng Lộc - Trưởng phòng khám Tim mạch - Tiểu đường 315 chi nhánh Quận 12 cho biết người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sống chung lâu dài và ổn định với bệnh thông qua việc kiểm soát và thực hiện những việc sau:

• Kiểm soát đường huyết: Thường xuyên đo đường huyết định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

• Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn uống lành mạnh, hạn chế đường, tinh bột, chất béo bão hòa, và tăng cường rau xanh, chất xơ.

• Tập thể dục thường xuyên: Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục sẽ cải thiện tình trạng đề kháng ,giúp tăng độ nhạy cảm của cơ thể đối với insulin, thông qua đó tăng cường hiệu quả kiểm soát đường huyết.

• Quản lý stress, căng thẳng: Giảm tối đa stress để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực lên đường huyết, vì căng thẳng cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng đường huyết tạm thời.

• Theo dõi sức khỏe định kỳ: Kiểm tra mắt, thận, tim mạch, bàn chân và các biến chứng khác định kỳ để phòng ngừa hoặc điều trị sớm.

Bí quyết sống chung với bệnh tiểu đường- Ảnh 3.

Hiện hệ thống phòng khám Tim mạch tiểu đường 315, đều có sẵn sàng các thuốc điều trị tiểu đường tốt nhất, cả thuốc tiêm cũng như thuốc uống

Bác sĩ CK1 Nguyễn Hoàng Lộc - Trưởng phòng khám Tim mạch - Tiểu đường 315 chi nhánh quận 12 tư vấn: "Trước khi được điều trị bệnh nhân cần được thăm khám bởi các bác sỹ và làm các xét nghiệm thường qui đánh giá chức năng gan thận trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo tuyệt đối an toàn sức khỏe cho người bệnh".

Hiện tại, Hệ Thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315, đều có sẵn sàng các thuốc điều trị tiểu đường tốt nhất, cả thuốc tiêm cũng như thuốc uống. Về thuốc tiêm insulin, chúng tôi có chế phẩm insulin Degludec, được xếp loại là insulin nền có hiệu quả vượt trội, giúp giảm chi phí cũng như liều lượng thuốc tiêm cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, là đa dạng các loại thuốc uống, với nhiều loại thuốc được nghiên cứu chứng minh giúp bảo vệ thận, tim cho bệnh nhân tiểu đường như Empagliflozin…

Hệ Thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 nơi chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi

Hotline: 0901.315.315 để được tư vấn và đặt lịch hẹn thăm khám nhanh chóng nhất!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.