Tự động phát
Các nhà khoa học đến từ Đại học Semmelweis (Hungary) và Đại học Queen Mary (Anh) đã nghiên cứu về tác động của cà phê đối với sức khỏe tim mạch suốt hơn một thập niên trên gần nửa triệu người.
Nghiên cứu đã chia người tham gia thành ba nhóm - hoàn toàn không uống cà phê, tiêu thụ 0,5 đến 3 tách mỗi ngày và nhóm cuối cùng tiêu thụ hơn ba tách mỗi ngày.
Các tình nguyện viên có độ tuổi trung bình là 56, không ai trong số họ bị bệnh tim khi nghiên cứu bắt đầu. Hình ảnh quét MRI của họ sẽ được các nhà nghiên cứu phân tích để đánh giá tác động của việc uống cà phê thường xuyên đối với sức khỏe tim mạch.
Khoảng 58% trong số gần 470.000 người tham gia được cho là người uống cà phê vừa phải và có khoảng 22% tình nguyện viên hoàn toàn không uống cà phê.
Nhóm người uống cà phê vừa phải có nguy cơ tử vong thấp hơn 12% so với các nhóm còn lại trong 11 năm thực hiện nghiên cứu.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống tới 3 tách cà phê mỗi ngày làm giảm 17% nguy cơ mắc bệnh tim và 21% đối với đột quỵ.
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng uống tối đa 3 tách cà phê mỗi ngày làm giảm 17% nguy cơ mắc bệnh tim và 21% đối với đột quỵ. |
Pixabay |
Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều cà phê trong ngày lại không tốt cho sức khỏe. Khoảng 4% những người trong nhóm uống nhiều cà phê đã chết trong thời gian nghiên cứu, so với con số 3.4% nhóm uống vừa phải và 3.7% nhóm hoàn toàn không uống.
Theo Tiến sĩ Pál Maurovich-Horvat, đồng tác giả của nghiên cứu và giám đốc Trung tâm Hình ảnh Y tế tại Đại học Semmelweis, việc thường xuyên uống cà phê ở mức độ từ nhẹ đến vừa phải sẽ có lợi cho sức khỏe của tim và thức uống này có thể làm chậm những thay đổi của tim liên quan đến tuổi tác.
Nghiên cứu cũng phát hiện những người tiêu uống cà phê rang xay sẽ được hưởng nhiều lợi ích sức khỏe hơn là cà phê hòa tan. Tiến sĩ Zahra Raisi-Estabragh, một đồng tác giả khác từ Đại học Queen Mary, nhận xét:
"Kết quả nghiên cứu cho thấy uống cà phê rang xay với lượng vừa phải có liên hệ với nguy cơ tử vong thấp hơn. Mối liên hệ này lại không được tìm thấy ở người uống cà phê hòa tan. Lý do có thể liên quan đến quá trình chế biến khác nhau vì có dùng những chất phụ gia khác nhau".
Bình luận (0)