Trước đó GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM (Vusta) cho hay hiện nay kinh phí cấp cho các đề tài khoa học quá thấp. Điển hình như quy định kinh phí cho dự án đề tài điều tra nhỏ là 80 triệu đồng, dự án in sách là 60 triệu đồng. Ông Sơn cho biết quy định này hiện nay đã quá lạc hậu.
“Muốn làm dự án điều tra về an toàn thực phẩm, nhóm làm việc mà tôi chủ trì tốn rất nhiều thời gian, công sức để thu thập tin tức. May là tôi làm ở một trung tâm phân tích kiểm nghiệm cũng phần nào đỡ tốn kinh phí chứ không thì 80 triệu đồng không ăn nhằm gì. Tính ra mỗi dự án điều tra như thế tốn chừng 160-170 triệu đồng và các nhà khoa học chịu lỗ”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cũng đề xuất nâng kinh phí đề tài nhỏ lên 150 triệu đồng và dự án in sách lên 100 triệu đồng.
Bí thư Đinh La Thăng đề nghị cơ quan chức năng nghiên cứu về vấn đề kinh phí tạo điều kiện cho nhà khoa học. “Việc đếm số trang để tính tiền là việc làm rất khó bởi vì các nhà khoa học phản biện số trang bao nhiêu tiền không đơn giản. Do đó cần phải thống nhất tiêu chí đánh giá”.
|
Ông Thăng cho biết TP luôn trân trọng và tạo điều kiện cho các nhà khoa học cống hiến hết mình, từ đó tham gia xây dựng, phát triển TP. Sắp tới theo chu kỳ 30 năm, TP bước vào chu kỳ phát triển mới, rất cần áp dụng lĩnh vực khoa học để phát triển mạnh mẽ hơn.
Bí thư Đinh La Thăng cho hay trong 7 chương trình đột phá, vấn đề đổi mới về khoa học luôn đặt lên hàng đầu, nhằm phát huy tiềm năng về nhân lực, khoa học công nghệ của TP.
Ông Thăng cũng chỉ đạo rà soát lại lại cơ chế, chính sách của TP để các nhà khoa học chủ động lựa chọn đề tài và nghiên cứu khoa học.
“TP luôn coi tư vấn, phản biện của các nhà khoa học là nhu cầu thiết yếu. Chúng tôi cũng yên tâm hơn khi ban hành chính sách trước đó đã có sự phản biện của các nhà khoa học. Do đó hai bên cần chủ động hợp tác với nhau. TP chủ động đặt hàng nhà khoa học nhưng các nhà khoa học khi phát hiện vấn đề cũng cần chủ động đề xuất lên TP”, ông Thăng nhấn mạnh.
Bình luận (0)