Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Nguy cơ dịch Covid-19 vẫn còn tiềm ẩn

01/11/2021 18:52 GMT+7

'Tình hình hiện nay buộc thành phố phải hành động thận trọng và chặt chẽ, không thể chủ quan bởi vì nguy cơ dịch Covid-19 vẫn còn tiềm ẩn ở phía trước', Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhìn nhận sau 1 tháng mở cửa kinh tế.

Chiều 1.11, Bộ Tư lệnh TP.HCM tổ chức hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn trong bối cảnh thành phố đã trải qua những ngày tháng căng thẳng nhất của dịch bệnh và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế xã hội 1 tháng qua.

Xác định “nhiệm vụ chống dịch là nhiệm vụ chiến đấu thời bình”, Bộ Tư lệnh TP.HCM là một trong những lực lượng tham gia tích cực, chủ động trong công tác phòng chống dịch của TP.HCM, nhất là giai đoạn cao điểm từ cuối tháng 5.2021.

Nhiều người trở lại nhiễm Covid-19, TP.HCM ban hành quy định cách ly y tế mới nhất

Tham gia chống dịch trên nhiều lĩnh vực

Bộ Tư lệnh TP.HCM đã phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan chức năng tham mưu thiết lập và phục vụ tại 101 bệnh viện điều trị Covid-19 với quy mô 61.093 giường. Khoảng 36.200 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ được huy động tham gia phục vụ ở các trung tâm cách ly, bệnh viện dã chiến, điểm phong tỏa và chốt kiểm soát trên địa bàn.

Bộ đội tích cực tham gia vận chuyển, trao quà hỗ trợ đến các hộ dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài

độc lập

Về công tác an sinh, Bộ Tư lệnh TP.HCM thực hiện chiến dịch cao điểm giúp người dân khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trao tặng 100.000 phần quà trị giá 30 tỉ đồng. Bộ đội tổ chức tiếp nhận, cấp phát trên 1,93 triệu túi an sinh, trên 283.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà.

Các đơn vị của Quân khu 7 tăng cường đã hỗ trợ bốc xếp, tiếp nhận trên 15.600 tấn lương thực, thực phẩm, cấp phát hơn 2 triệu túi an sinh. Bên cạnh đó, bộ đội cũng thiết lập 4 khu vực tiếp nhận thi hài nạn nhân tử vong do Covid-19, đưa người dân về quê, vận chuyển lắp đặt bình ô xy đến các bệnh viện…

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng nói từ năm 2020, ngành y tế đã nhận được sự giúp đỡ, gắn bó của Bộ Tư lệnh TP.HCM trong công tác phòng chống dịch, mà điển hình là các trạm y tế lưu động được ví như mũi giáp công thứ 2.

“Hình ảnh người chiến sĩ tham gia phòng chống dịch đã in sâu trong từng người dân và nhân viên y tế”, ông Thượng nhìn nhận, đồng thời gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lực lượng vũ trang đã đồng hành, hỗ trợ thành phố phòng chống, kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận sự đồng hành của Bộ Tư lệnh trong công tác vận hành 3 bệnh viện dã chiến 3 tầng (bệnh viện dã chiến số 13, 14 và 16), xây dựng kế hoạch tổ chức trạm y tế lưu động khi dịch bệnh bùng phát.

Hành động bằng mệnh lệnh của trái tim

Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, ghi nhận, biểu dương và gửi lời cảm chân thành đến các lực lượng đã tham gia, hỗ trợ thành phố trong 4 tháng cao điểm phòng chống dịch Covid-19.

Đối với lực lượng vũ trang, đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng có đợt huy động lực lượng nhiều nhất trong hơn 40 năm qua, từ sau chiến tranh biên giới Tây Nam. Ước tính gần 190.000 người tham gia phòng chống dịch, trong đó có 29.000 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, nhân viên y tế, tình nguyện viên, thanh niên xung kích. Nhiều tổ, nhóm, cá nhân âm thầm đến từng ngõ hẻm hỗ trợ người khó khăn, nhiều tín đồ tôn giáo đã xung phong ra tuyến đầu chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh thành phố mở cửa từng bước thận trọng, chặt chẽ và chắc chắn

sỹ đông

“Bộ Tư lệnh TP.HCM huy động hơn 36.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ cùng nhiều thiết bị, phương tiện, vật chất tham gia phòng chống dịch là điều rất đáng trân trọng và không thể kể xiết. Lúc đó, mọi người hành động bằng mệnh lệnh của trái tim”, ông Nên đánh giá.

Dù vậy, người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM thẳng thắn nhìn nhận có những thời điểm thành phố không thể làm tròn do số lượng quá đông, nhu cầu nhiều; đồng thời chia sẻ người dân thành phố cũng thấu hiểu, thông cảm và lượng thứ.

Trong khó khăn, gian khổ, lực lượng vũ trang đã tích cực, chủ động và có nhiều sáng kiến, sáng tạo. Nhiều cán bộ, chiến sĩ nhiễm Covid-19 nhưng ngay sau khi khỏi bệnh thì tiếp tục quay lại chiến đấu. Có những lúc ngặt nghèo và nằm ngoài dự kiến nhưng Bộ Tư lệnh luôn sẵn sàng nhận và thực hiện rất tốt nhiệm vụ phát sinh, điển hình là tiếp nhận, lưu giữ và bàn giao tro cốt người mất vì Covid-19 đến thân nhân.

Bản tin Covid-19 ngày 1.11: Lên kế hoạch tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4

Không thể chủ quan

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên dẫn chứng Tổ chức Y tế thế giới ((WHO)) và các chuyên gia, nhà khoa học chưa thể dự báo khi nào dịch bệnh kết thúc, tình hình dịch ở nhiều nước đang diễn biến phức tạp, biến chủng Delta biến đổi khó lường. TP.HCM đang từng bước thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 nhưng phải thực hiện từng bước chắc chắn, an toàn chứ không phải bất cứ giá nào.

“Dù trong điều kiện chúng ta đã từng chịu khó thắt lưng buộc bụng, đồng cam cộng khổ và rất cần những ngày được hoạt động bình thường. Nhưng tình hình hiện nay buộc thành phố phải hành động thận trọng và chặt chẽ, không thể chủ quan bởi vì nguy cơ dịch Covid-19 vẫn còn tiềm ẩn ở phía trước”, ông Nên nói.

Hiện TP.HCM ở cấp độ 2 về cấp độ dịch (nguy cơ trung bình) và sẽ thay đổi liên tục, nếu không kiểm soát tốt, nếu ý thức của mỗi người vẫn còn chủ quan, không giữ đúng khuyến cáo 5K, không thay đổi thói quen bình thường thì sẽ rất khó khăn.

Ông Nên đề nghị tăng cường hoạt động kiểm soát, cùng với sự tham gia của người dân thì mới có thể thực hiện theo kế hoạch đề ra. Do đó, Bộ Tư lệnh TP.HCM tiếp tục với các cánh quân, là lực lượng nòng cốt đến từng phường, xã; làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng; đề cao trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng; luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất nhiệm vụ phòng chống dịch trong tình hình mới. Bên cạnh đó, chuẩn bị kỹ các kịch bản, cơ chế vận hành, đưa ra phương án, kế hoạch để ứng phó có hiệu quả, không để bị động, bất ngờ.

Tiếp tục bàn giao tro cốt chu đáo

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đề nghị Bộ Tư lệnh tiếp tục phối hợp với Sở Y tế, Sở LĐ-TB-XH, Ủy ban MTTQVN TP.HCM và các địa phương rà soát những người không may mất vì dịch bệnh, không để sót trường hợp nào. Bởi hiện nay, một số gia đình chưa tìm được người thân, và nhiều người đã mất chưa được bàn giao kịp thời đến người thân. “Việc này cần sớm thực hiện chu đáo, đưa hài cốt đến từng gia đình có người thân. Đó cũng là biểu hiện của sự thấu cảm, sẻ chia đến từng gia đình không may có người mất vì dịch bệnh Covid-19”, ông Nguyễn Văn Nên nói.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.