Tiến sĩ Tăng Hà Nam Anh - Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TPHCM cho biết, viêm khớp là thuật ngữ chung dùng để chỉ tình trạng sưng viêm, đau nhức của một hoặc nhiều khớp xương trên cơ thể. Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị viêm, nhưng các khớp chuyển động lặp đi lặp lại nhiều như đầu gối, khuỷu tay, ngón tay, chân, vai gáy… có nguy cơ bị viêm nhiều nhất.
Ngoài gây ra đau nhức, phần khớp bị viêm thường có triệu chứng sưng, tấy đỏ, khi dùng tay chạm vào cảm thấy nóng, kèm theo hiện tượng cứng khớp, khớp kêu răng rắc khiến cho việc sinh hoạt hằng ngày hay vận động thể thao của bệnh nhân gặp nhiều cản trở.
Tuy nhiên, nếu người bị viêm khớp không vận động, các khớp thậm chí còn đau và cứng hơn, bó cơ bao quanh khớp có thể bị teo, thiếu máu tưới cho các khớp dẫn đến loãng xương và trầm trọng thêm tình trạng viêm tại khớp. Nếu được vận động đúng cách, các cơ khớp sẽ được tăng cường sức mạnh, tăng độ linh hoạt, đồng thời góp phần làm giảm viêm và cải thiện tâm trạng cho người bệnh.
Vận động mỗi ngày với những bài tập phù hợp sẽ giúp cải thiện bệnh xương khớp |
Ảnh: Shutterstock |
Để tập luyện, chơi thể thao hiệu quả, hạn chế chấn thương, Tiến sĩ Nam Anh khuyên người bệnh nên lưu ý những điểm sau:
- Nên khởi động để làm nóng các khớp trước khi tập luyện
- Không nên vận động nặng, tập luyện quá sức, tốt nhất là nên tập khoảng 10-15 phút rồi nghỉ ngơi, sau đó tập tiếp 10-15 phút.
- Với người bệnh viêm khớp, nên tránh các bộ môn thể thao tạo nhiều áp lực lên khớp như bóng đá, cầu lông, tennis, bóng chuyền. Ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng, giúp phục hồi chức năng từ từ như đi bộ, yoga, bơi lội, đạp xe…
- Trong trường hợp viêm khớp cấp hoặc vận động thấy sưng đau nhiều hơn, người bệnh nên tạm ngưng và thực hiện massage hoặc chườm để giảm đau. Chỉ tập luyện trở lại khi cơn đau qua đi.
Đặc biệt, người bệnh viêm khớp nên đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa đánh giá toàn diện về tình trạng xương khớp hiện tại, tư vấn các bài tập, môn thể thao có thể chơi cũng như cường độ tập luyện như thế nào cho hợp lý.
Tiến sĩ Nam Anh cũng chia sẻ thêm, với những người mới có dấu hiệu của bệnh lý xương khớp hoặc đang trong quá trình điều trị viêm khớp, nên chủ động bảo tồn hệ vận động từ sớm bằng các dưỡng chất chuyên biệt như Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide… Các tinh chất này được chiết xuất từ thiên nhiên và đã được chứng minh tác dụng giảm đau nhờ ức chế các cytokine gây viêm, làm chậm thoái hóa khớp, tái tạo sụn và xương dưới sụn hiệu quả và an toàn.
Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, vận động điều độ, bổ sung các dưỡng chất tốt cho khớp, mỗi người bệnh cũng cần chú ý ăn uống đầy đủ, có lối sống tích cực để xương khớp được bảo dưỡng trơn tru.
Xem thêm thông tin về các dưỡng chất tốt cho khớp tại đây.
Bình luận (0)