Bất động sản xanh bảo tồn di sản thiên nhiên
Chia sẻ tại Hội thảo "Bảo tồn và phát triển di sản kiến trúc trong đô thị" do Báo Thanh Niên tổ chức sáng nay (10.6), bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Công ty Phúc Khang nhớ lại câu chuyện hồi nhỏ, khi còn là công dân nhập cư của TP cách đây 30 năm, được bố dẫn ra phố Nguyễn Huệ để ăn cây kem, uống ly cà phê sữa đá... Đến bây giờ, tất cả những điều đó vẫn đang tồn tại, chỉ khác là có những góc phố, con đường đã trở nên hiện đại hơn với nhiều cây xanh, an ninh. 30 năm vẫn thổn thức với văn hóa đường phố, cảnh hữu tình sông nước bên cạnh những tòa nhà cao tầng, bắt nguồn từ những cảm xúc, tình yêu rất thật của riêng cá nhân, người đứng đầu Phúc Khang khi bắt đầu tìm hiểu để thực hiện các dự án bất động sản đã quan sát và nhận thấy rằng TP.HCM rất cần những công trình xanh để bảo tồn di sản thiên nhiên.
tin liên quan
Người Sài Gòn nay không biết gì về thương cảng Bến Nghé xưaBên cạnh "tính xanh" là xu hướng tất yếu, bà Lưu Thị Thanh Mẫu cho rằng một trong những thách thức lớn nhất đối với việc quy hoạch, phát triển đô thị hiện nay là tạo ra những công trình di sản mới phù hợp với thế hệ công dân mới. Với các công trình có tuổi thọ lên tới 50 - 70 năm, mỗi nhà đầu tư đang góp phần xây dựng cho thành phố một đô thị hàng trăm năm tuổi. Đồng thời về mặt du lịch, kinh doanh du lịch chính là kinh doanh bản sắc. Do đó, thay vì khiển trách quá khứ, chúng ta phải tìm giải pháp bảo tồn các di sản, làm sao tích hợp quá khứ vào hiện tại, tích hợp kiến trúc cổ vào đô thị thông minh để chuyển giao, giữ gìn di sản, truyền thống của đất nước nhưng không lạc hậu. Xây dựng một thành phố hội tụ đầy đủ yếu tố của nhân loại, một thành phố hội nhập, hưởng thụ di sản văn hóa thế giới bên cạnh các bản sắc văn hóa vốn có là nhiệm vụ tất yếu của tất cả công dân đang sinh sống tại TP.HCM.
|
"Nhận thức rõ nhiệm vụ này, chúng tôi mạnh dạn làm công trình bất động sản theo hướng đánh thức di sản nhân loại để truyền lại cho thế hệ sau. Từ "Rome" trong công trình Rome By Diamond Lotus của chúng tôi không phải để nhái mà để đánh thức 1 điều gì đó di sản của nhân loại. Đó là 1 phần hơi thở của Sài Gòn, 1 phần bản sắc văn hóa chúng ta và cũng là 1 phần để kích hoạt đô thị du lịch quốc tế của TP.HCM" - Tổng giám đốc Công ty Phúc Khang nhấn mạnh.
tin liên quan
Đừng coi di sản là bất động sản"Công trình sử dụng 180 cây cột cao đến 14 mét theo kiến trúc cổ điển của cột La Mã nhưng nội địa hóa. Hiếm có chung cư nào để hàng cột cao đến 14 mét ở sảnh. Đại sảnh 600 m2 có hồ phun nước, trần vòm kiến trúc của Rome. Tầng 6 chúng tôi làm hồ bơi lớn phỏng theo phòng tắm công cộng ở La Mã rộng tới 3.000 m2. Ngoài ra còn có thêm rất nhiều tiện ích như vườn thiền, lối đi bộ... giống như phần địa đàng tại hạ giới. Phần nóc mái sử dụng thủ pháp giật cấp nhưng bản địa hóa thấp thoáng mái ngói của người Việt. Từng góc ngách, từng chi tiết tỉ mỉ nhất cũng được chúng tôi mô phỏng theo hơi hướng kiến trúc La Mã cổ một cách tinh tế và tiện lợi, phù hợp với sinh hoạt của người dân hiện đại. Tất cả đều dựa theo triết lý: Không biến di sản thành bất động sản mà biến bất động sản thành di sản" - bà Mai khẳng định.
|
Tạo nên di sản cho thế hệ mai sau
Sau khi nghe giới thiệu về dự án Rome By Diamond Lotus cùng triết lý của nhà đầu tư, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM rất hoan nghênh Công ty Phúc Khang đã lựa chọn bất động sản xanh và thông minh. Ông Châu đánh giá công trình nổi bật là Rome By Diamond Lotus mang nhiều giá trị, vừa bảo tồn quá khứ vừa tạo điều kiện cho người dân cải thiện cuộc sống.
Theo ông Châu, điểm nhấn của TP.HCM là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, hệ thông kênh rạch và các hàng cây hàng trăm năm. Trải qua quá trình giao lưu văn hóa, chúng ta có thêm nhiều công trình kiến trúc do người Pháp để lại, có thêm dấu ấn của người Trung Quốc ở chợ Bình Tây, các chùa đền... Đây vừa là tài nguyên lớn, vừa là nỗi khổ của những TP di sản, khi mà người dân bản địa rơi vào tình cảnh “sợ” khách du lịch, sợ sở hữu công trình được công nhận là di sản. Hiện nay nhiều người dân sống trong các biệt thự cổ rất khổ khi miếng đất rất giá trị nhưng không được bán, chuyển nhượng hay xây mới... Vấn đề đặt ra là làm sao làm tốt công tác bảo tồn di sản mà không gây mâu thuẫn, có sự bù đắp giúp người dân được hưởng sự phát triển.
"Có nhiều tòa nhà đang có nguy cơ bị xóa sổ có thể bổ sung vào danh mục bảo tồn di sản và hoàn thành đề án cho người dân có quyền chuyển nhượng không gian phát triển như cách mà các nước trên thế giới đang làm. Đồng thời, chính quyền cần khuyến khích các công trình xanh, thông minh, xây dựng các dự án gắn liền với phát triển di sản. Với sự phát triển của xã hội, nhiều nhà đầu tư tâm huyết như Phúc Khang sẽ cùng tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị di sản. Chính chúng ta sẽ tạo ra di sản trong tương lai cho con cháu. Nhiệm vụ của chúng ta là sáng tạo và thực hiện các công trình kiến trúc mang tầm vóc, giữ gìn bản sắc văn hóa, lịch sử của thành phố" - ông Châu nhấn mạnh.
|
|
Bình luận (0)