Hình ảnh mô phỏng SARS-CoV-2 tiếp cận tế bào |
reuters |
Đài RT ngày 28.10 dẫn nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy biến chủng A-30 của SARS-CoV-2 có khả năng cao trong việc chống lại kháng thể sản sinh ra nhờ các vắc xin của Pfizer và AstraZeneca.
Nhóm chuyên gia Đức đã nghiên cứu biến chủng hiếm A.30, được ghi nhận đầu tiên tại Tanzania và sau đó tại một vài bệnh nhân ở Angola và Thụy Điển.
Họ so sánh biến chủng này với các biến chủng Beta và Eta, trong đó Beta được chọn vì có “mức cao nhất” trong việc chống lại các kháng thể.
Nghiên cứu đăng trên chuyên san Cellular & Molecular Immunology cho thấy biến chủng A.30 có khả năng xâm nhập hầu hết mọi tế bào chủ, bao gồm thận, gan và phổi.
Bên cạnh đó, biến chủng này còn có khả năng kháng lại thuốc Bamlanivimab chữa Covid-19, nhưng lại dễ bị tiêu diệt bởi hỗn hợp Bamlanivimab và Etesevimab. Đến nay, A.30 chưa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào diện biến chủng gây quan ngại hay đáng quan tâm, do mức độ lây lan thấp.
Liên quan cuộc chiến chống Covid-19, (WHO) và các tổ chức viện trợ khác đưa ra kế hoạch 23,4 tỉ USD nhằm đưa vắc xin, thiết bị xét nghiệm và thuốc điều trị Covid-19 đến nhóm các nước nghèo hơn vào năm tới.
Kế hoạch trên nằm trong chiến lược Tăng tốc Tiếp cận các công cụ ứng phó Covid-19 (ACT-A) cho đến tháng 9.2022, trong đó bao gồm việc sử dụng thuốc uống chữa các ca Covid-19 nhẹ và trung bình của Merck & Co. Nếu được chứng nhận, liệu trình điều trị của thuốc này có thể chỉ tốn 10 USD.
Tổng thống Brazil "gặp vạ" với Facebook, YouTube vì nói vắc xin Covid-19 liên quan bệnh AIDS |
Trong một diễn biến khác liên quan bệnh truyền nhiễm, cơ quan y tế tỉnh Quảng Đông ((Trung Quốc)) ngày 28.10 ghi nhận một trường hợp người dân nhiễm cúm H5N6.
Ủy ban Y tế tỉnh Quảng Đông cho biết các chuyên gia nhận định rằng nguy cơ lây lan ở giai đoạn này là ở mức thấp. Tuy nhiên, số người nhiễm cúm H5N6 gia tăng tại Trung Quốc trong năm nay khiến giới chuyên môn lo ngại về khả năng có biến chủng lây lan mạnh hơn.
Bình luận (0)