Duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông là lợi ích bao quát của cả khối nhưng quá trình tìm tiếng nói chung đôi khi vẫn gặp trắc trở do các thành viên đều có lợi ích và chính sách riêng. Campuchia luôn thể hiện ủng hộ đàm phán song phương giữa các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp, tương đồng với quan điểm của Trung Quốc.
Trong khi đó, Philippines - nước chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2017, vẫn đang phát đi những thông điệp khác nhau. Manila nhiều lần tuyên bố hợp tác về hàng hải sẽ là một trọng tâm và tờ Nikkei Asian Review dẫn lời Ngoại trưởng Perfecto Yasay nói Philippines sẽ đề cập vấn đề Biển Đông trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN.
Tuy nhiên Tổng thống Rodrigo Duterte cũng hướng đến cải thiện mạnh mẽ quan hệ với Trung Quốc, thậm chí ông vừa tuyên bố với CNN rằng ông “cảm thấy không cần thiết” gây sức ép với Bắc Kinh về phán quyết Biển Đông của Tòa trọng tài quốc tế đưa ra hồi tháng 7.2016 dù “sẽ không để vấn đề này rơi vào quên lãng”.
Trong diễn biến mới nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm 30.12 thông báo Tổng thống Duterte đã ra lệnh cho ông nghiên cứu dời địa điểm những cuộc tập trận hải quân chung với Mỹ khỏi khu vực Biển Đông để tránh gây khó chịu cho Trung Quốc, theo Reuters.
Trước tình hình này, nhiều chuyên gia nhận định đã đến lúc ASEAN điều chỉnh nguyên tắc đồng thuận đòi hỏi phải có sự đồng ý của cả 10 thành viên trong các vấn đề. Channel News Asia dẫn lời cựu Tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong cho rằng ASEAN cần xây dựng cơ chế cho phép với một số trường hợp thì chỉ cần 8 hoặc 9 nước nhất trí là đủ. Tương tự, theo cựu Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, ASEAN cần xúc tiến một kiến trúc cho khu vực có khả năng thích ứng và đủ linh hoạt để đạt được sự thống nhất.
tin liên quan
Philippines sẽ tập trận với Mỹ ở biển Mindanao thay vì Biển ĐôngTổng thống Rodrigo Duterte yêu cầu bộ trưởng Quốc phòng Philippines dời địa điểm tập trận chung với Mỹ khỏi Biển Đông vì ông Duterte đang cố gắng hàn gắn mối quan hệ với Trung Quốc.
Bình luận (0)