Minh họa cấu tạo của virus SARS-CoV-2 |
chụp màn hình rt |
RT ngày 26.12 đưa tin các nhà nghiên cứu phát hiện biến thể Alpha của virus SARS-CoV-2 được phân lập trong thời gian gần đây có khả năng “ngăn chặn hiệu quả hơn phản ứng miễn dịch bẩm sinh trong các tế bào biểu mô đường thở” so với virus được phân lập trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên. Biến thể Alpha “đã tăng đáng kể” mức protein của “chất kháng miễn dịch bẩm sinh”.
Điều này nghĩa là biến thể Alpha đã “học được” cách né tránh hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể. Virus làm điều này bằng cách chặn các cảm biến trong đường hô hấp. Mọi tế bào trong mũi, họng và phổi đều có một mạng lưới cảm biến để phát hiện virus. Trong trường hợp bình thường, các cảm biến này sẽ "cảnh báo" hệ thống miễn dịch về sự hiện diện của virus và thúc đẩy hệ miễn dịch sản xuất interferon "chống virus".
Các nhà nghiên cứu cho biết “khả năng ức chế miễn dịch bẩm sinh hiệu quả hơn” của Alpha làm tăng cơ hội lây truyền và thời gian bị bệnh của người nhiễm virus.
“Sẽ rất thú vị khi xem các biến thể khác, chẳng hạn như Delta và Omicron, hoạt động trong hệ thống biểu mô phổi của chúng ta”, Science Daily dẫn lời đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Lucy Thorne, cho biết.
Người Nhật Bản có "nhân tố X" di truyền để vượt qua dịch Covid-19? |
Biến thể Alpha được phát hiện lần đầu tiên ở Anh vào tháng 11.2020 và nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. Nghiên cứu trên do các nhà khoa học từ Đại học London và Đại học California tại San Francisco thực hiện. Công trình được công bố trên tạp chí Nature ngày 23.12.
Hiểu rõ hơn về cơ chế các biến thể khác nhau dùng để trốn tránh hệ thống phòng miễn dịch “sẽ cho chúng ta biết thêm không chỉ về virus mà còn về cấu tạo sinh học của con người”, bà Thorne nói thêm.
Việc biến thể Omicron lây lan nhanh trong thời gian gần đây đã tạo ra làn sóng Covid-19 mới về và khiến các quốc gia phải áp đặt lại các biện pháp hạn chế.
Bình luận (0)