Vũ Minh Tuấn bật mí hậu trường vui vẻ của chuyện cái tên: “Ngày nhỏ tôi ăn rất nhiều, ham ăn, người tôi mập mũm mĩm. Cụ tôi gọi tôi là Tuấn đớp, thế là từ đó bố mẹ và các anh em trong nhà thân thuộc với tên gọi này. Cho đến khi tôi lớn lên”.
Tuấn đớp có bố mẹ đều là công nhân ngành than. Bố anh là ông Vũ Văn Minh, công nhân lái xe công ty than Đèo Nai. Mẹ anh là bà Lê Thị Thanh Tâm, công nhân công ty than Cao Sơn.
|
Ông Minh từng là cầu thủ của đội trẻ Than Quảng Ninh trước khi về làm công nhân mỏ. Sau đó, các giải bóng đá của ngành than Cẩm Phả, ít khi ông vắng mặt.
Còn bà Tâm, từ khi chưa lấy ông Minh, bà Tâm đã mê bóng đá, đến mức thời bao cấp khó khăn, cả xóm mới có một chiếc ti vi, những mùa giải bóng đá lớn như World Cup, bà Tâm cùng nhiều người chen chân sang nhà hàng xóm để xem rồi hò reo.
Năm 1990, Vũ Minh Tuấn ra đời, anh được thừa hưởng gen và tình yêu bóng đá của cả bố lẫn mẹ. Bà con hàng xóm phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả đã quen thuộc với hình ảnh Tuấn đớp ngày bé đi cùng bố tới sân Cẩm Phả, xem các chú các bác đá bóng trên sân. Tuấn đớp lớn lên, người gầy đi, cao hơn, niềm đam mê và tình yêu với bóng đá cũng lớn dần theo năm tháng.
tin liên quan
Vũ Minh Tuấn: Bàn thắng tặng cha và điểm sáng duy nhất ở Mỹ ĐìnhBố ốm nặng trước ngày đội tuyển sang Indonesia chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi. Trước trận bán kết lượt về 6 hôm, bố qua đời. Vượt lên tất cả nỗi đau đớn tột cùng ấy, Vũ Minh Tuấn vẫn làm nghẹn lòng người hâm mộ bằng một bàn thắng ở phút 90+2, trong trận cầu quan trọng tối nay, 7.12.
Ít người biết rằng, Quả bóng đồng 2016, người ghi 3 bàn thắng quyết định vào lưới Cần Thơ, giúp Than Quảng Ninh thăng hạng từ Hạng Nhất lên V-League hồi năm 2013, tiền vệ cánh trái trong đội tuyển quốc gia, người sở hữu những cú sút xa đẳng cấp; từng bị loại khỏi đội bóng năng khiếu tỉnh Quảng Ninh vì bị chê là nhỏ bé, thể lực kém.
Bà Lê Thị Thanh Tâm, 51 tuổi, mẹ của Vũ Minh Tuấn xúc động kể về những ngày này: “Bố Tuấn phật ý khi con trai bị chê, ông đến đón Tuấn về luôn, sau đó cho con đi đá ở các sân phủi ngoài giờ học. Ông ấy luôn ủng hộ con trở thành một cầu thủ giỏi. Còn tôi, tôi xót con chứ, nhất là những lúc thấy con sạm đi, gầy guộc, đau đớn vì bóng đá. Con đường Tuấn đến với bóng đá, được như ngày hôm nay không đơn giản. Có những lúc, Tuấn bị sức ép từ rất nhiều phía, bố mẹ chỉ làm công nhân, em gái còn nhỏ, Tuấn đi đá bóng, nuôi vợ và con nhỏ, hoàn cảnh gia đình khó khăn lắm”.
|
Tuấn còi cọc, bị chê là thể lực yếu kém ngày nào giờ đã tỏa sáng trong màu áo CLB Than Quảng Ninh và đội tuyển quốc gia. Anh cũng đang là thầy giáo, người sáng lập ra trung tâm bóng đá học đường Quảng Ninh Kids tại thành phố Cẩm Phả, nuôi dưỡng ước mơ được đá bóng của những con em vùng mỏ nơi đây.
Trung tâm hiện tại có gần 100 em, từ 7 tuổi đến 14 tuổi, tại những lớp học của thầy Tuấn, các cháu không chỉ được học đá bóng mà còn được học sự kiên trì, nhẫn nại, cao thượng, những phẩm chất nên có của một người tốt, trước khi trở thành một cầu thủ tốt.
Những hình ảnh ngày nhỏ của tiền vệ sinh năm 1990 này:
|
|
|
|
|
|
|
Bình luận (0)