• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Bình đẳng giới qua góc nhìn của Nhà thiết kế trẻ tại Major Project Fashion Design 2023

31/03/2023 14:00 GMT+7

Với chủ đề bình đẳng giới, Nguyễn Hoàng Phúc gây bất ngờ cho công chúng và giới chuyên môn khi mang đến một bộ sưu tập ấn tượng và mãn nhãn. BST Re-Dom cũng giúp nhà thiết kế trẻ trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành thời trang 2023 của trường đại học Tôn Đức Thắng.

Nguyễn Hoàng Phúc là nhân vật nhận được nhiều sự ủng hộ, cổ vũ từ các khán giả tham dự buổi trình diễn đồ án tốt nghiệp Major Project Fashion Design 2023. Chọn chủ đề bình đẳng giới nhưng chàng trai sinh năm 2000 không gói gọn các thiết kế chỉ trong hình ảnh lá cờ lục sắc quen thuộc. Thay vào đó, hình ảnh chiếc hộp thiếc, xiếng xích, những bàn tay hay những biểu tượng của nam và nữ được anh biến hóa thành các thiết kế độc đáo và ấn tượng.

Bình đẳng giới qua góc nhìn của thủ khoa thời trang Tôn Đức Thắng - Ảnh 1.

Thiết kế trong BST Re-Dom.

NTK trẻ cho biết từ nhỏ anh đã yêu cái đẹp và biết rõ về niềm đam mê thời trang khi cùng ông nội xem các chương trình truyền hình về người mẫu. Trong 4 năm học thiết kế thời trang, anh luôn chủ ý chọn chủ đề và hình thức thể hiện đa dạng để các đồ án môn học trở nên đáng nhớ.

Bình đẳng giới qua góc nhìn của thủ khoa thời trang Tôn Đức Thắng - Ảnh 2.

Với đồ án cuối cùng của đời sinh viên, Hoàng Phúc cho thấy khả năng nghiên cứu xu hướng tốt và cách hiện thực hóa các ý tưởng sáng tạo từ bản vẽ đến mẫu thật. Theo ý kiến từ hội đồng chuyên môn, mỗi thiết kế trong BST Re-Dom đều hàm chứa khối lượng lớn các kỹ thuật xử lý bề mặt khác nhau tạo nên một tổng thể hài hòa, thống nhất.

Bình đẳng giới qua góc nhìn của thủ khoa thời trang Tôn Đức Thắng - Ảnh 3.

Tên gọi Re-Dom được NTK trẻ ghép nối từ Respect & Freedom (tôn trọng và tự do). Các thiết kế không giới hạn về giới tính - nam nữ đều có thể mặc nhờ hệ thống dây buộc để tùy ý tăng giảm độ rộng hay ôm sát.

Xu hướng "đúc khuôn" cơ thể được đưa vào các thiết kế.

"Bình đẳng giới là một chủ đề được quan tâm, và có lẽ mỗi người đều thấy được câu chuyện của chính mình trong đó", NTK chia sẻ về lý do anh nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt.

Bình đẳng giới qua góc nhìn của thủ khoa thời trang Tôn Đức Thắng - Ảnh 5.

Thủ khoa thời trang 2023 trường đại học Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hoàng Phúc khóc khi bảo vệ thành công BST tốt nghiệp.

Bình đẳng giới qua góc nhìn của thủ khoa thời trang Tôn Đức Thắng - Ảnh 6.

BST Permafrost.

Bộ sưu tập Permafrost lấy cảm hứng từ hiện tượng băng tan giúp NTK trẻ Nguyễn Thị Kiều Chinh giành vị trí Á khoa tốt nghiệp. Cô gái đến từ Hà Nội cho biết vì yêu thích nhịp sống năng động của Sài Gòn nói chung và sự phát triển của thời trang nói riêng, cô đã xin gia đình "Nam tiến" để học thiết kế thời trang.

Vốn là người quan tâm đến các vấn đề môi trường nhưng Kiều Chinh không hứng thú với cách truyền thông sáo rỗng. Cô thường tìm kiếm và theo dõi cách các nhà mốt lớn chuyển tải thông điệp môi trường theo cách tích cực, vui vẻ.

Hướng đến các bạn trẻ Gen Z là KOLs, những thiết kế Permafrost mang đến góc nhìn mới khi kết hợp thời trang và hiện tượng băng tan. Những vệt màu quang phổ, sự đứt gãy của tự nhiên được tái hiện bằng kỹ thuật xử lí chất liệu phức tạp, công phu. Kiều Chinh cho biết BST cũng chính là "phép thử" cho bản thân, khi cô phải cân bằng được giữa việc hoàn thành vai trò thiết kế tại một công ty thời trang, vừa thực hiện đồ án tốt nghiệp. Cô hài lòng khi ngắm nhìn thành quả là BST - sau khi áp dụng thành công lối tư duy mới cùng những cách xử lý chất liệu mới.

Bình đẳng giới qua góc nhìn của thủ khoa thời trang Tôn Đức Thắng - Ảnh 2.

Á khoa Nguyễn Thị Kiều Chinh gây ấn tượng với cách tạo hình khối 3D trên từng mẫu trang phục.

Ngoài 2 BST của thủ khoa và á khoa, 8 bộ sưu tập còn lại cũng mang đến những góc nhìn thời trang thú vị qua các chủ đề thời sự như hiện tượng núi lửa phun trào, body shaming... và những câu chuyện về nấm và vi khuẩn, chợ nổi, gian bếp quê, hoa cúc, cá sư tử... 10 bộ sưu tập của các nhà thiết kế trẻ vừa được trình diễn tại chương trình Major Project Fashion Design 2023 tại trường đại học Tôn Đức Thắng.

NTK trẻ Tăng Vĩnh Đằng giới thiệu BST thời trang dạo phố Daisy lấy cảm hứng từ những bông hoa cúc trắng. Vẻ đẹp trong trẻo, nhẹ nhàng của hoa được anh đưa lên trang phục qua các họa tiết thêu, đính trên tông màu hồng ngọt ngào.

Cá sư tử là hình ảnh mang đến cảm hứng để NTK trẻ Đỗ Nguyễn Thế Vinh thực hiện BST Vũ công của biển. Vẻ đẹp và sự mềm mại của những chiếc vây, họa tiết và màu sắc của loài cá sư tử được NTK biến thành họa tiết in 3D sống động, kết hợp các phom dáng hiện đại giàu tính ứng dụng.

Với NTK trẻ Nguyễn Thị Ngọc Ánh, hiện tượng núi lửa phun trào mang lại nhiều cảm xúc và ẩn chứa vẻ đẹp nguy hiểm riêng có. NTK kết hợp các mảng màu xám khói, đen, vàng, cam lửa một cách khéo léo và có tính toán trên tổng thể trang phục để tạo ra sự mới mẻ cho BST Volcano. Ngoài việc xử lí bề mặt chất liệu để tạo ra hiệu ứng thô nhám nhằm chuyển tải chủ đề, Ngọc Ánh còn áp dụng các phương pháp xử lí rập và cấu trúc trang phục để tạo ra các sản phẩm có tính độc bản và mới lạ.

Thế giới của vi khuẩn, nấm mốc và các loại vi sinh vật được NTK trẻ Vũ Thị Lan Anh chuyển tải bằng nghệ thuật đan móc thủ công để tạo nên BST Mould. Các mẫu thiết kế có sự sáng tạo độc đáo về phom dáng được thể hiện qua việc kết hợp nhiều loại sợi khác nhau trên tone màu xanh rêu chủ đạo.

Căn bệnh giả tưởng được biết đến trong thế giới truyện tranh manga Hanahaki được NTK trẻ Nguyễn Thị Phương Huyền kể trong BST Corrosion. Hình ảnh khung xương nở hoa từ cơ thể của người có tình yêu không được hồi đáp được NTK xử lí ở cả hình thức 2D và 3D để tạo sự hấp dẫn thị giác.

Với BST Love Your Self, NTK trẻ Hồ Lê Phước Linh mang đến cho các cô gái có vóc dáng khác biệt: slimfit (gầy gò) và bigsize (ngoại cỡ) những thiết kế bắt mắt, tôn dáng hiệu quả và làm mờ đi ranh giới các định kiến vốn có. Chủ đề miệt thị ngoại hình (body shaming) được cách điệu qua những họa tiết mắt, miệng... và chuyển tải bằng một ngôn ngữ thời trang giàu kỹ thuật xử lý chất liệu, sự ăn ý và hòa hợp về phom dáng, hình khối và màu sắc.

Là một người con sinh ra từ vùng đất Tây đô Cần Thơ, với tình yêu quê hương và mong muốn giới thiệu hình ảnh tuyệt đẹp của chợ nổi Cái Răng đến với đông đảo công chúng, NTK trẻ Nguyễn Tú Hảo mang đến BST Sắc màu chợ nổi. Những sản vật miền tây, hình ảnh sông nước dập dềnh hay cây bẹo (cây treo trái cây trên thuyền) được NTK tái hiện sống động, lãng mạn và đậm chất thời trang.

BST Bếp quê của NTK trẻ Nguyễn Thị Nguyệt Huế gây ấn tượng bằng dải màu pastel ngọt ngào. Những vật dụng quen thuộc, gần gũi như khung cửa, rèm cửa, giỏ cói... trở thành cảm hứng để NTK chuyển tải bằng kỹ thuật xử lý chất liệu và tạo phom dáng độc đáo cho các thiết kế.

Ảnh: NVCC



Top
Top