Thông điệp được đưa ra tại lễ tổng kết chiến dịch truyền thông “Thanh niên chuẩn - nói không với định kiến giới” nhằm chung tay lan tỏa tinh thần bình đẳng giới, vì một xã hội văn minh do Ban Bí thư T.Ư Đoàn phối hợp với tổ chức Plan International Việt Nam tổ chức vào trung tuần tháng 11.2022 thu hút sự chú ý của người viết bởi từng có tiếp xúc nhân vật, có một số bài viết liên quan đến đề tài này.
Năng lực mỗi người không bị giới hạn bởi giới tính |
Nhật thịnh |
Những biểu hiện của bất bình đẳng giới thông thường có thể nhắc tới như: cha mẹ thích con trai nên lựa chọn giới tính thai nhi; có “khuôn mẫu” khối thi, ngành học với giới. Trong gia đình, mặc định phụ nữ là người “kiếm cơm phụ”, phải nội trợ, còn đàn ông phải gánh vác, trụ cột tài chính. Trong môi trường làm việc, định kiến giới len lỏi ở thái độ cho rằng đàn ông mới là người lãnh đạo giỏi hơn vì phụ nữ giàu cảm xúc, mau nước mắt.
Đây là những định kiến lâu đời, không chỉ gây tổn thương cho những người xung quanh mà còn tạo nên những khoảng cách dai dẳng, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.
Việt Nam là một trong những nước đi đầu về bình đẳng giới khi sớm ký kết các cam kết quốc tế, ban hành luật Bình đẳng giới năm 2006, luật riêng về phòng chống bạo lực gia đình năm 2007. Đồng thời đề ra chiến lược, chương trình quốc gia về bình đẳng giới với những mục tiêu, chỉ tiêu áp dụng lên tất cả các ngành, lĩnh vực.
Tuy nhiên, xã hội vẫn còn nhiều hiểu lầm như đấu tranh cho bình đẳng giới là chỉ đòi quyền cho phụ nữ và điều này đang chống lại đàn ông, hay bình đẳng giới có nghĩa đàn ông làm được cái gì, phụ nữ phải làm được cái đó… Vì thế, các cơ quan chuyên môn cần đánh giá, có những giải pháp tổng thể hơn. “Giải định kiến” ở góc độ truyền thông, giáo dục là một ví dụ.
Chính sách hay bất kỳ nỗ lực xóa bỏ rào cản nào về bình đẳng giới cũng cần được tiếp cận trước tiên ở góc độ bình đẳng giữa con người với nhau. Rằng ai cũng đều có cơ hội tiếp cận giáo dục, thông tin, việc làm và năng lực của mỗi người không phụ thuộc vào giới tính của họ…
Bình luận (0)