Hạ tầng giao thông "đi trước, mở đường"
Cùng lộ trình nâng cấp La Gi lên thành phố trước năm 2025, Bình Thuận đang tập trung nguồn lực hoàn thiện hạ tầng đô thị, giúp La Gi tăng cường khả năng kết nối liên vùng. Thị xã này sẽ hưởng lợi từ nhiều tuyến đường giao thông hiện hữu như quốc lộ 55 nối 3 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Lâm Đồng; hay ĐT.709 - tuyến đường du lịch huyết mạch kết nối thị xã La Gi với huyện Hàm Thuận Nam của tỉnh Bình Thuận.
La Gi được xem là đô thị hạt nhân nằm trong vùng kinh tế phía tây nam tỉnh Bình Thuận |
Nhiều dự án xây dựng đường ven biển, cao tốc mang tầm quốc gia đã được khởi công, hứa hẹn tăng tính kết nối từ các thành phố lớn đến La Gi, như cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, tuyến Hàm Kiệm - Bến Thành, nâng cấp 8 tuyến đường nội tỉnh...
Trước đó, hai dự án đường ven biển với kinh phí gần 1.600 tỉ đồng cũng được Bình Thuận triển khai để phục vụ phát triển du lịch. Đó là đường ven biển 719B đoạn Kê Gà - Phan Thiết được làm mới, đi qua xã Tiến Thành (Phan Thiết) và huyện Hàm Thuận Nam; dự án nâng cấp, mở rộng đường 719 hiện hữu đoạn Kê Gà - Tân Thiện đi qua 2 xã Tân Thành, Tân Thuận (huyện Hàm Thuận Nam) và 6 phường xã thuộc thị xã La Gi.
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết là một trong những công trình quốc gia trọng điểm, mang đến nhiều lợi ích cho thị xã La Gi. Ảnh: Kiên Giang |
Bên cạnh đó, La Gi có yếu tố hỗ trợ phát triển tốt khi nằm tại trung điểm giữa 2 sân bay lớn như sân bay Long Thành và sân bay Phan Thiết. Đặc biệt, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có 2 tuyến kết nối trực tiếp với La Gi, giúp việc lưu thông thuận tiện, lộ trình di chuyển đến TP.HCM dự kiến rút ngắn còn khoảng 1,5 giờ khi các tuyến đường kết nối và cao tốc hoàn thành. Do đó, La Gi có tiềm năng trở thành điểm đến cho khách du lịch vào dịp cuối tuần.
La Gi đón sóng đầu tư
Giới chuyên gia đánh giá, nếu như phía bắc có Phan Thiết từng tạo sóng thị trường thì phía Nam sẽ có La Gi được quy hoạch như một đô thị hạt nhân về kinh tế du lịch trong vài năm tới. Với hạ tầng đồng bộ, chủ trương sớm lên thành phố, La Gi đang thu hút nhà đầu tư bất động sản, du lịch, kinh tế với giá trị đầu tư hàng tỉ USD kéo về vùng đất này.
Mới đây, Chính phủ đã hoàn thành ký kết, rót 1,31 tỉ USD vào cụm kho cảng LNG Sơn Mỹ (huyện Hàm Tân, giáp ranh thị xã La Gi). Về phía Becamex, tập đoàn này sẽ triển khai dự án khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị Becamex VSIP Bình Thuận tại La Gi và Hàm Tân với tổng mức đầu tư hơn 2 tỉ USD.
Với sự phát triển của các dự án khu công nghiệp lớn như kho cảng LNG Sơn Mỹ, khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 và 2, VSIP Bình Thuận, La Gi hứa hẹn đón cơ hội phát triển mạnh mẽ khi các dự án đồng loạt đi vào hoạt động. Trong tương lai, các chuyên gia, người lao động sẽ lựa chọn La Gi là nơi cư trú, lập nghiệp.
Lagi New City có quy mô 43,4ha với quy hoạch bài bản, tọa lạc tại vị trí đắc địa mang đến chốn an cư, đầu tư lý tưởng |
Thị trường bất động sản La Gi cũng trở nên sôi động khi có sự góp mặt của nhiều “ông lớn” về đây đón sóng với các dự án tầm cỡ. Trong số các dự án trọng điểm nơi đây, Lagi New City được các chuyên gia đánh giá là một trong những dự án hấp dẫn tại Bình Thuận. Đây là dự án phức hợp đô thị thương mại, dịch vụ và du lịch biển tại trung tâm La Gi với 2 mặt tiền giáp biển, tầm nhìn độc đáo.
Dự án được nhiều nhà đầu tư đánh giá là điểm đến an cư, đầu tư lý tưởng khi tọa lạc tại khu vực cảng biển sầm uất, mở ra tiềm năng khai thác về kinh doanh thương mại, đồng thời đáp ứng nhu cầu an cư của người dân địa phương lẫn giới chuyên gia cao cấp tại các cụm, khu công nghiệp kế cận.
Với quy mô đến 43,4ha, Lagi New City được quy hoạch chia thành 3 phân khu là Pearl Harbor, Sunrise Mariana và Ocean Bay với hệ thống hơn 30 tiện ích, mang đến trải nghiệm nghỉ dưỡng, mua sắm thương mại, vui chơi giải trí toàn diện cho cư dân và du khách tại La Gi.
“Sự xuất hiện của các phức hợp đô thị hiện đại như Lagi New City được kỳ vọng thúc đẩy tiềm năng phát triển khu vực, không chỉ trong lĩnh vực du lịch mà cả thương mại, dịch vụ, mang lại lợi nhuận lâu dài cho những nhà đầu tư trong tương lai”, một chuyên gia đánh giá.
Bình luận (0)