Bộ ảnh đặc biệt

28/04/2013 03:00 GMT+7

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (TP.HCM) đang trưng bày một bộ ảnh đặc biệt với chủ đề Hồi niệm. Đây là bộ ảnh từng được triển lãm nhiều nơi trên thế giới, sau đó đưa đến Việt Nam trưng bày như một món quà người dân Kentucky (Mỹ) tặng nhân dân VN với tinh thần “Hy vọng, Hàn gắn và Lịch sử”.

Nói đặc biệt là vì bộ ảnh gồm 275 tác phẩm của 134 tác giả (thuộc 11 quốc tịch khác nhau) từng tác nghiệp trong các cuộc chiến ở Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn 1954 - 1975.

 Cảnh hành quân vượt Trường Sơn của quân Giải phóng
Cảnh hành quân vượt Trường Sơn của quân Giải phóng - Ảnh: Hồ Ca

Trong số các tác giả có 72 phóng viên - liệt sĩ cách mạng Việt Nam, 16 phóng viên người Mỹ, 12 phóng viên người Pháp, 4 phóng viên người Nhật Bản, 11 phóng viên người Việt thuộc chính quyền Sài Gòn cũ; số còn lại thuộc các quốc tịch Úc, Áo, Anh, Đức, Thụy Sĩ, Singapore và Campuchia mà phần lớn họ đã tử nạn trên chiến trường khi vừa bấm máy xong.

 Khí tài hiện đại của quân đội miền Nam Việt Nam và Mỹ mỗi khi rời căn cứ ở khu vực Sài Gòn thập niên 60 của thế kỷ 20...
Khí tài hiện đại của quân đội miền Nam Việt Nam và Mỹ mỗi khi rời căn cứ ở khu vực Sài Gòn
thập niên 60 của thế kỷ 20... Ảnh: Henri Huet

Sau nhiều năm kết thúc chiến tranh, hai đồng nghiệp của họ là Tim Page (người Anh) và Horst Faas (người Đức) đã lặn lội đến nhiều nơi trên thế giới, tập hợp được hàng ngàn bức ảnh từ cả hai bên chiến tuyến để chọn lọc ra 275 tác phẩm tiêu biểu nhất đưa vào bộ ảnh này.

 Người dân vùng lân cận Sài Gòn khổ cực di tản trong chiến tranh
Người dân vùng lân cận Sài Gòn khổ cực di tản trong chiến tranh - Ảnh: Laurent

“Lần đầu tiên chúng ta có một bộ ảnh thể hiện được cái nhìn từ cả hai phía trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Rõ ràng những phóng viên chiến trường dù bên này hay bên kia, bằng những tác phẩm của mình dường như họ tìm được một tiếng nói chung, một ngôn ngữ chung về chiến tranh. Thông qua đó, họ muốn nhắc nhở một bài học lịch sử về cuộc chiến, hy vọng chiến tranh sẽ không bao giờ xảy ra nữa, để hàn gắn con người giữa các dân tộc ngày càng xích lại gần nhau hơn trong hòa bình, thân thiện và cũng đừng bao giờ lặp lại những mất mát đau thương”, bà Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, chia sẻ về tinh thần bộ ảnh. 

 Bộ đội Việt Nam trong chiến tranh
Bộ đội Việt Nam trong chiến tranh - Ảnh: Bùi Đình Túy

Bộ ảnh sẽ được trưng bày lâu dài tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh để phục vụ du khách. Thanh Niên đăng tải một số tác phẩm tiêu biểu của bộ ảnh, do bảo tàng cung cấp.

 Hoảng loạn trong khi 2 đồng đội bị thương và súng máy bị kẹt
Hoảng loạn trong khi 2 đồng đội bị thương và súng máy bị kẹt - Ảnh:  Larry Burrows

 Nhận thức được việc mình đi vào chiến tranh có thể gây ra tội ác, James Farley thất vọng sau chuyến đi thảm khốc, gục khóc khi trở về căn cứ
Nhận thức được việc mình đi vào chiến tranh có thể gây ra tội ác, James Farley
thất vọng sau chuyến đi thảm khốc, gục khóc khi trở về căn cứ - Ảnh:  Larry Burrows

 Bà mẹ cùng các con ở Quy Nhơn (Bình Định) vượt sông để tránh bom của máy bay Mỹ. Bức ảnh đoạt giải thưởng Pulitzer năm 1966
Bà mẹ cùng các con ở Quy Nhơn (Bình Định) vượt sông để tránh bom của máy bay Mỹ.
Bức ảnh đoạt giải thưởng Pulitzer năm 1966 - Ảnh: Kyoichi Sawada

 ...rất trái ngược với cảnh chiến đấu trong điều kiện vô cùng thiếu thốn của quân Giải phóng
...rất trái ngược với cảnh chiến đấu trong điều kiện vô cùng thiếu thốn của quân Giải phóng
 - Ảnh: Trần Bình Khuol

Đình Phú

>> Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam góp phần tạo nên kỳ tích
>> Sức sống Sài Gòn chào mừng ngày giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5
>> Kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30.4
>> Người "quản" cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ngày ấy, bây giờ
>> 60 vạn bài dự thi tem bưu chính "30 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
>> Giáo dục vì sự nghiệp giải phóng miền Nam: Món nợ cả cuộc đời

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.