Bộ GD-ĐT yêu cầu rà soát việc thực hiện mô hình trường học mới

11/08/2017 08:39 GMT+7

Bộ GD-ĐT vừa có công văn yêu cầu các sở GD-ĐT chỉ đạo các phòng GD-ĐT, trường tiểu học và THCS rà soát, đánh giá tình hình triển khai mô hình trường học mới (VNEN) tại địa phương.

Việc rà soát, đánh giá cần căn cứ vào các điều kiện tối thiểu để triển khai mô hình trường học mới. Cụ thể, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phải được tập huấn về phương thức dạy học theo mô hình VNEN đạt yêu cầu trở lên, đảm bảo sĩ số lớp học theo quy định, phòng học đảm bảo diện tích theo tiêu chuẩn quốc gia, có đủ các phòng chức năng, thiết bị dạy học tối thiểu...
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, căn cứ vào kết quả rà soát, đánh giá trên, Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường đủ điều kiện tiếp tục thực hiện, đảm bảo hiệu quả chất lượng. Đối với các trường chưa đủ điều kiện thì chưa áp dụng hoàn toàn mô hình để tiếp tục chuẩn bị, trước mắt lựa chọn một số thành tố của mô hình để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, có giải pháp phù hợp để học sinh có nguyện vọng được tiếp tục học theo phương thức dạy học mới. Chấn chỉnh kịp thời theo quy định đối với các trường triển khai mô hình trường học mới khi chưa đảm bảo điều kiện.

tin liên quan

Phụ huynh đến trường phản đối chương trình VNEN
Bà Ngô Thị Nguyệt, Phó trưởng phòng GD-ĐT TP.Vinh (Nghệ An), cho biết đã chỉ đạo Trường tiểu học Nguyễn Trãi (P.Quán Bàu) lấy ý kiến phụ huynh để quyết định có tiếp tục dạy học theo chương trình mô hình trường học mới (VNEN) hay không.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ký ban hành chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018. Trong đó, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ ban hành các chương trình môn học giáo dục phổ thông; biên soạn sách giáo khoa theo chương trình mới; điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giản, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới...
Bộ trưởng cũng yêu cầu đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo, tăng cường tự chủ của các nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.