Theo thống kê, tổng số đơn vị thuộc khối hành chính, sự nghiệp năm 2017 là 143.700, tăng 2,3% so với năm 2012. Lao động của khu vực này đạt 3,8 triệu người, tăng 11,3% so với năm 2012, bình quân hàng năm thời kỳ 2012 - 2017 tăng 2,2%.
Đáng lưu ý, các đơn vị sự nghiệp đóng góp lớn nhất vào mức tăng của khu vực này, chiếm tỷ trọng 70%, tăng 14,6% so với năm 2012. Trong đó, các cơ sở y tế tăng tới 19,5%, giáo dục đào tạo tăng 12,8%, văn hóa và thể thao tăng 15,6%, cơ sở sự nghiệp khác tăng 25%. Trong các đơn vị sự nghiệp thì sự nghiệp công lập vẫn chiếm tỷ lệ tới 96% với gần 70.700 cơ sở và 2,45 triệu lao động.
Tổng cục Thống kê cho biết, số đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi hoạt động thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng cao với 70,2% số cơ sở và 55,4% số lao động. Các đơn vị tự bảo đảm một phần chi hoạt động thường xuyên mới chỉ ở mức 15,5% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập với 25,4% số lao động. Các đơn vị tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25.4.2006 của Chính phủ chiếm 10,8% số lượng với 14,3% số lao động.
tin liên quan
Tinh giảm bộ máy: Cái cá biệt đang trở nên phổ biến khiến bộ máy cồng kềnhBên cạnh đó, các đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi hoạt động thường xuyên và đầu tư vận dụng cơ chế như doanh nghiệp hoặc đề án thí điểm tự chủ, đơn vị tự bảo đảm toàn bộ hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi hoạt động thường xuyên chiếm tỷ lệ rất nhỏ, tổng số cơ sở của cả 3 loại hình này chưa đến 4%, lao động khoảng 5%.
Số liệu thống kê trên đang cho thấy tín hiệu thiếu tích cực về việc thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tại hội nghị mới đây, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cũng cho biết, mục tiêu của nghị quyết đến năm 2021 phải giảm 10% biên chế. Tức mỗi năm phải tinh giản 70.000 người, song trên thực tế con số này không giảm được mà còn đang ngày càng tăng thêm.
Bình luận (0)