“Những trải nghiệm căng thẳng đầu đời tác động đến sinh lý và quá trình viêm, làm tăng rủi ro có sức khỏe kém và mắc bệnh mãn tính. Công trình này là một bước tiến mới trong quá trình tìm hiểu căng thẳng gia đình trong thời thơ ấu có thể tác động đến nguy cơ mắc bệnh của con trẻ như thế nào trong 20-40 năm sau đó”, chuyên gia nghiên cứu tâm lý Michael Murphy thuộc Đại học Carnegie Mellon ở thành phố Pittsburgh (Mỹ), phát biểu.
Cuộc nghiên cứu cho thấy trẻ em có bố mẹ ly dị và không nói chuyện với nhau có rủi ro bị cảm lạnh tăng cao.
tin liên quan
Ly dị chồng sau 5 năm cưới vì... chịu không nổi mùi hôi chânMột bà mẹ ba con đã quyết định đệ đơn ly dị lên tòa án sau
5 năm chung sống với chồng vì lý do không chịu nổi đôi giày bốc mùi hôi
chân nồng nặc của chồng.
Nghiên cứu trước đó cho thấy những người trưởng thành chứng kiến sự chia tay của bố mẹ trong thời thơ ấu có nguy cơ bị sức khỏe kém tăng cao. Các tác giả của cuộc nghiên cứu mới tin rằng công trình của họ có thể giúp lý giải vì sao.
Cuộc nghiên cứu của chuyên gia Murphy và các cộng sự được tiến hành trên 200 người trưởng thành khỏe mạnh bị phơi nhiễm một loại vi rút cảm lạnh thông thường. Những người có bố mẹ ly dị và không nói chuyện với nhau trong suốt thời thơ ấu của đối tượng nghiên cứu có rủi ro bị cảm lạnh cao gấp 3 lần so với những người có bố mẹ vẫn còn sống chung với nhau.
Trong khi nhóm nghiên cứu chỉ phát hiện có sự liên hệ chứ không phải mối quan hệ nhân quả, một lý do được các chuyên gia đưa ra để giải thích cho sự gia tăng nguy cơ cảm lạnh là tình trạng viêm tăng cao nhằm phản ứng với việc nhiễm vi rút.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người trưởng thành có bố mẹ chia tay trong giai đoạn còn thơ ấu nhưng vẫn giữ liên lạc không phải chịu nguy cơ cảm lạnh tăng cao.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences.
Bình luận (0)