Thông tư 35 có hiệu lực từ 3.2.2025. Đồng nghĩa với việc từ nay nếu các hộ gia đình hay cá nhân bỏ tất cả các loại rác sinh hoạt vào một chỗ mà không phân loại riêng biệt thì nhân viên thu gom có quyền từ chối tiếp nhận. Thậm chí, theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu không phân loại rác có thể bị xử phạt, mức cao nhất lên tới 1 triệu đồng.
Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Xác định rõ điều này, Chính quyền P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM cùng người dân đã tích cực thực hiện tốt quy định của pháp luật, đồng thời chủ động triển khai những cách làm hay để trung tâm thành phố được sạch đẹp, đặc biệt là giải quyết bài toán quản lý chất thải rắn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nếu không phân loại rác, đơn vị thu gom có quyền từ chối nhận
Ảnh: CÔNG KHỞI
Những buổi tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân được UBND P.Phạm Ngũ Lão triển khai định kì. Những mô hình hay như đổi rác lấy quà cũng được người dân tích cực hưởng ứng.
Tại các khu phố, người dân cùng nhau thành lập các điểm thu gom rác thải nguy hại để đảm bảo đúng tính khoa học.
Rõ ràng, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật cùng ý thức tự giác của người dân đã giúp cho không gian sống ở trung tâm thành phố ngày một cải thiện và an toàn hơn.
Việc thực hiện Thông tư 35 không chỉ đơn giản là một yêu cầu pháp lý mà còn là một hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống của mỗi người dân. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ nguồn không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn tạo ra những cơ hội tái chế và tái sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.
Bình luận (0)