Bộ đèn cổ trên là thành quả sau 10 năm sưu tập đèn cổ cho đến khi Lê Anh Đức đột ngột qua đời, sau đó UBND H.Điện Bàn (Quảng Nam) tiếp nhận 500 hiện vật, đồng thời đầu tư xây dựng trường mẫu giáo tại xã Điện Hồng với tổng kinh phí hơn 9 tỉ đồng. Hiện tại, Bảo tàng Điện Bàn mới đưa ra giới thiệu ban đầu khoảng 190 hiện vật đèn cổ và sẽ tiếp tục thiết kế, trưng bày. Trong tổng số 500 hiện vật, có khoảng 300 hiện vật nguyên vẹn, khá phong phú, đa dạng về chất liệu (gốm sứ, thủy tinh, đồng, đá...), hình dáng chân và thân đèn, nhiên liệu sử dụng (dầu lạc, dầu lửa, xăng, mỡ động vật). Theo UBND H.Điện Bàn, thỏa thuận giữa địa phương với gia đình ông Lê Công Chiêm (trú P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, bố của Lê Anh Đức) là sẽ đặt tên trường mẫu giáo theo tên nhà sưu tập Lê Anh Đức.
|
Cũng tại lễ khánh thành chiều qua, Bảo tàng Điện Bàn tiếp nhận hiện vật quý của Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ (ống sấy trầu) từ một người sưu tập ở địa phương hiến tặng.
H.X.Huỳnh
>> Ngắm bộ sưu tập đèn cổ độc đáo
>> Sáng lên đèn cổ
>> Ngắm đèn cổ hàng nghìn năm tuổi
>> Triển lãm bộ sưu tập 1.400 đèn cổ
Bình luận (0)