Bố trí trực gác chặn xe máy, người đi bộ vào cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

25/04/2023 20:00 GMT+7

Khu Quản lý đường bộ IV (thuộc Cục Đường bộ Việt Nam) có văn bản đề nghị Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án Thăng Long) chuẩn bị chu đáo cho công tác thông xe, khai thác và bảo trì, quản lý cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Để các phương tiện lưu thông trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây được thuận lợi và an toàn, ngày 25.4 Khu Quản lý đường bộ IV (thuộc Cục Đường bộ Việt Nam) có văn bản đề nghị Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án Thăng Long) chuẩn bị chu đáo công tác thông xe, khai thác và bảo trì, quản lý.

Chuẩn bị chu đáo đón phương tiện vào cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây  - Ảnh 1.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây được thông xe từ ngày 29.4

LÊ LÂM

Cụ thể, Khu Quản lý đường bộ IV yêu cầu chủ đầu tư bố trí 4 xe bán tải để thực hiện nhiệm vụ tuần đường, bảo dưỡng; bố trí 4 xe cứu hộ (mỗi chiều 2 xe) để kịp thời cứu nạn cứu hộ khi có sự cố xảy ra. Đồng thời, hệ thống cọc tiêu an toàn giao thông, rào chắn, biển báo, cảnh báo vi phạm… phải bố trí đầy đủ.

Khu Quản lý đường bộ IV cũng yêu cầu chủ đầu tư làm việc với các Trung tâm cấp cứu 115 trên địa bàn để tổ chức diễn tập ứng cứu và phối hợp CSGT, Thanh tra giao thông xử lý khi có tai nạn giao thông.

Tại các nút giao vào cao tốc phải bố trí người trực gác nhằm hướng dẫn, ngăn chặn xe mô tô, xe máy, xe thô sơ và người đi bộ vào cao tốc.

Chặn xe máy, người đi bộ vào cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Làm việc với đơn vị quản lý, vận hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (VECE) về trạm thu phí để đảm bảo an toàn giao thông tại nút giao, trạm thu phí; sớm lựa chọn đơn vị quản lý bảo trì đoạn tuyến trước ngày 29.4 (Khu Quản lý đường bộ IV đề xuất đơn vị quản lý cầu đường là Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam).

Chuẩn bị chu đáo đón phương tiện vào cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây  - Ảnh 2.

Nút giao cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây giao với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

LÒ VĂN HỢP

Theo kế hoạch, ngày 29.4, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chính thức thông xe. Việc này giúp người dân di chuyển từ TP.HCM đến TP.Phan Thiết (Bình Thuận) chỉ còn 2,5 giờ thay vì phải mất 4 - 5 giờ như hiện nay; đồng thời góp phần giảm tải giao thông cho 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận trên tuyến QL1.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có chiều dài 99 km, đi qua 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai. Toàn tuyến có 7 nút giao, nhưng do chưa hoàn thiện nên dự kiến chỉ đưa vào khai thác 3 nút giao. Đó là nút giao với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; nút giao đoạn với QL1 (xã Xuân Tâm, H.Xuân Lộc, Đồng Nai) và nút giao Ba Bàu (đường nối từ điểm cuối cao tốc đến QL1 thuộc địa bàn tỉnh Bình Thuận).

Xem nhanh 12h ngày 26.4: Khởi tố 65 bị can vụ ‘4 tiếp viên’ | Chặn xe máy, người đi bộ vào cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.