Sáng 22.11, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã đi kiểm tra thực tế dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo tại hiện trường |
LÊ LÂM |
Sau khi nghe ban quản lý dự án (BQLDA) báo cáo tiến độ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói báo cáo có vẻ rất ổn nhưng đi thực tế ở hiện trường thì lại thấy không ổn.
“Khối lượng thi công mà BQLDA báo cáo so với hiện trường thực tế mà đoàn đi kiểm tra là rất khác”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhận định.
Đoạn đi qua địa bàn Đồng Nai còn ngổn ngang |
LÊ LÂM |
Bộ trưởng Bộ GTVT kiểm tra cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây: báo cáo ổn nhưng đi hiện trường thì thấy không |
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết rất sốt ruột với đoạn cuối (đoạn qua Đồng Nai) vì thấy công trường còn ngổn ngang.
"Trong khi đó, thời gian chỉ còn 1 tháng 10 ngày. Chỗ này mưa thì xem như vỡ kế hoạch (Thủ tướng Chính phủ yêu cầu dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây phải thông xe kỹ thuật vào ngày 31.12.2022 - PV)", ông Thắng nói.
Theo Bộ trưởng, đây là dự án vô cùng quan trọng, các nhà thầu phải tập trung tối đa hoàn thành đúng cam kết.
"Chúng ta đã lùi thời hạn hoàn thành sang 1 quý rồi. Đáng lẽ 31.12.2022 phải khánh thành vận hành nhưng giờ đã lùi đến 30.4.2023", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói thêm.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các nhà thầu phải đẩy nhanh tiến độ, làm khẩn trương, quyết liệt nhất có thể |
LÊ LÂM |
“Tất cả nhà thầu tập trung tối đa nhân lực, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu làm khẩn trương, quyết liệt nhất có thể. BQLDA báo cáo tiến độ từng ngày cho Thứ trưởng Bộ GTVT phụ trách, chậm ngày nào thì các đồng chí chịu trách nhiệm. Chậm tiến độ thì tất cả đều bị thiệt, từ nhà nước đến doanh nghiệp và người dân”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo.
Dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài 99 km, đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai. Trong đó, đoạn qua địa bàn Bình Thuận dài 47,7 km; đoạn qua địa bàn Đồng Nai dài 51,3 km. Dự án được chia thành 4 gói thầu xây lắp. Toàn tuyến có 18 cầu trên cao tốc và 47 cầu vượt đường ngang dân sinh.
Bình luận (0)