Rất tiếc, hôm nay chúng tôi lại phải nói điều tương tự với Bộ trưởng Bộ GTVT. Thúc giục như vậy không phải vì chúng tôi không hiểu BOT là vấn đề “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”, là “bút sa gà chết”, là tiền đã đổ xuống không thể thu lại. Đâu phải vô cớ mà lùm xùm BOT kéo dài qua 3 kỳ bộ trưởng GTVT, tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo chí, bao nhiêu tiền làm hội thảo, bao nhiêu góp ý của chuyên gia và bao nhiêu ta thán của người dân.
tin liên quan
Thế kẹt BOT của Bộ GTVTNhưng chúng tôi cũng không thể không thúc giục, bởi hằng ngày người dân phải đối mặt với thực tế mỗi sáng ra đường họ lại phải móc túi trả “giá” BOT. Bộ trưởng có thể biện hộ rằng đây là việc của người tiền nhiệm. Bộ trưởng cũng có thể nói rằng mình mới được bổ nhiệm, cần thời gian. Dư luận có thể sẽ thông cảm hơn nếu như ông không phải là “người cũ” của ngành GTVT, hay nói cách khác, là người trong cuộc.
Dù không trực tiếp phụ trách lĩnh vực này, nhưng trên cương vị thứ trưởng khi đó, chính Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng là người thay mặt “cơ quan nhà nước có thẩm quyền”, ở đây là Bộ GTVT, ký kết với đối tác một trong những hợp đồng BOT đình đám - BOT Cai Lậy.
Cho dù ông có nói ông chỉ là người thay mặt tập thể, BOT là việc được quyết bởi cả tập thể, có sự tham gia của cả các bộ, ngành, cả địa phương... thì “quả bóng” rõ ràng vẫn ở trong chân ông.
VN cần hạ tầng để phát triển. VN cần tiền để làm hạ tầng - số tiền mà Chính phủ không thể đáp ứng nổi và cũng không thể vay thêm nữa, vì trần nợ công. Lựa chọn duy nhất chúng ta có là huy động vốn xã hội, vốn tư nhân, là PPP (trong đó có BOT). Bản thân phương thức BOT không xấu, có xấu chăng là cách chúng ta làm nó.
Có bệnh phải chữa, “mổ xẻ” đương nhiên sẽ đau, nhưng lắm khi bệnh không khỏi chỉ vì chúng ta lờ nó đi.
Cho nên, một lần nữa chúng tôi xin kiến nghị: “Bộ trưởng không thể né tránh!”.
Bình luận (0)