
Một đoạn trong bức tâm thư gửi toàn thể giáo viên cả nước của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn hồi tháng 4.2021
ĐỒ HỌA: CHIÊU NGÔ
Sau 3 năm làm "tư lệnh" ngành giáo dục, ông Nguyễn Kim Sơn một lần nữa nhấn mạnh việc phải thể chế hóa chủ trương "lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống bậc lương hành chính sự nghiệp" một cách bền vững. Ông phát biểu trong bối cảnh Nghị quyết 29 về nội dung này sau hơn 10 năm ban hành vẫn chỉ là tuyên ngôn, không thể đi vào đời sống khi Chính phủ không quy định bảng lương riêng đối với nhà giáo.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại phiên họp
MOET
Cụ thể, tại phiên họp toàn thể ban soạn thảo, tổ biên soạn Dự án Luật Nhà giáo hôm 7.5, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị việc xây dựng dự án Luật Nhà giáo cần thể hiện rõ nét hơn nữa quan điểm phát triển, tôn vinh, bảo vệ nhà giáo. Đồng thời, ông cũng yêu cầu quá trình xây dựng dự án luật Nhà giáo phải trả lời được câu hỏi mà hơn 1,6 triệu nhà giáo quan tâm, đó là "Nhà giáo sẽ được gì khi có luật này?". Đồng thời, xây dựng luật Nhà giáo phải để phát triển lực lượng nhà giáo.
Bình luận (0)