Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phản đối quân sự hóa tranh chấp lãnh thổ ở châu Á

08/04/2015 12:21 GMT+7

(TNO) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter ngày 8.4 cho biết Washington kịch liệt phản đối quân sự hóa bất kỳ vụ tranh chấp lãnh thổ nào ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời phản đối nỗ lực dùng vũ lực làm thay đổi nguyên trang trong khu vực.

(TNO) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter ngày 8.4 cho biết Washington kịch liệt phản đối quân sự hóa bất kỳ vụ tranh chấp lãnh thổ nào ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời phản đối nỗ lực dùng vũ lực làm thay đổi nguyên trang trong khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter phát biểu trong buổi họp báo tại Bộ Quốc phòng Nhật ở thủ đô Tokyo ngày 8.4.2015 - Ảnh: Reuters
Reuters dẫn lời Bộ trưởng Carter nói Mỹ không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng cho biết: “Chúng tôi kịch liệt phản đối quân sự hóa các vụ tranh chấp lãnh thổ”.
Ông Carter, đang có chuyến thăm Nhật Bản (7-9.4), đưa ra phát ngôn trên trong trong buổi họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani hôm nay 8.4, theo Reuters. Ông Carter và ông Nakatani đã bàn thảo về việc tăng cường hợp tác giữa quân đội hai nước.
Một quan chức Mỹ giấu tên trong phái đoàn cùng ông Carter đến Nhật Bản cho AFP biết hai bên bàn thảo về việc tăng cường hợp tác quốc phòng bao gồm chia sẻ thông tin tình báo, huấn luyện, tăng cường “khả năng của Nhật trong việc bảo vệ lực lượng quân sự Mỹ trong một số hoàn cảnh nhất định”.
Việc Mỹ-Nhật bàn thảo tăng cường hợp tác quân sự diễn ra giữa lúc chính quyền Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang đẩy mạnh việc thông qua dự luật về quyền phòng vệ tập thể, lên kế hoạch đệ trình dự luật này, soạn thảo hồi năm 2014, để Quốc hội Nhật thông qua trong vài tháng tới.
Nếu dự luật được thông qua, Nhật Bản có quyền thực hiện quyền phòng vệ tập thể, theo đó cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hỗ trợ các đồng minh nước ngoài, như Mỹ, nếu họ bị tấn công. Mỹ hiện có khoảng 47.000 binh sĩ đồn trú tại Nhật Bản, theo Reuters.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.