Cùng đi với Bộ trưởng Trần Hồng Hà còn có Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc, người trực tiếp ký Giấy phép 1517 cho phép Công ty điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát sau nạo vét cầu cảng ra biển.
tin liên quan
Bình Thuận kiến nghị không nhận chìm bùn thảiĐây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo sơ kết tình hình kinh
tế xã hội 6 tháng đầu năm do UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức chiều 25.7.
Sau khi đi khảo sát ở Vĩnh Tân, chiều qua Bộ trưởng Trần Hồng Hà và đoàn công tác của Bộ TN-MT có cuộc làm việc với Thường trực Tỉnh ủy và tập thể lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận về vụ nhận chìm 1 triệu m3 vật, chất sau nạo vét ra biển.
PV Thanh Niên cùng nhiều cơ quan báo chí khác đã liên lạc với Văn phòng UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị cho các nhà báo tham dự sự kiện này nhưng bị từ chối.
tin liên quan
Nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn thải xuống biển Bình Thuận: Bản chất là xả thảiViệc Bộ Tài nguyên - Môi trường cấp phép nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn thải xuống biển Bình Thuận, theo các chuyên gia, bản chất là xả thải.
Sáng cùng ngày, một đoàn nhà khoa học đến từ Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam do PGS-TS Trịnh Văn Tuyên, Viện trưởng Viện Công nghệ môi trường (thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam), dẫn đầu đã đến Vĩnh Tân để khảo sát độc lập việc nhận chìm bùn cát tại khu vực này. Các nhà khoa học đã lắng nghe ý kiến của đại diện khu bảo tồn biển Hòn Cau và đại diện Hiệp hội Tôm Bình Thuận về tác hại nếu việc nhận chìm diễn ra.
Trước đó, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đã yêu cầu Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam chủ trì việc khảo sát độc lập về các thông số môi trường tại Vĩnh Tân để báo cáo Chính phủ sau khi dư luận phản ứng giấy phép cho nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải sau nạo vét ra biển của Bộ TN-MT.
Bình luận (0)