(TNO) Với trọng lượng lên đến hàng ngàn kg và được lắp đặt trên cao không tuân theo quy chuẩn nào, nhưng bồn chứa nước được ví như quả ‘bom nước’ có thể gây nguy hiểm cho người dân.
Nhìn từ phía dưới luôn có cảm giác lo sợ vì "bom nước" có thể đổ sập xuống đầu bất cứ lúc nào
|
Chiều 4.9 cơn mưa giông kèm theo lốc xoáy đã làm bồn nước 1.500 lít từ ngôi nhà 4 tầng rơi xuống dãy trọ phía sau (khu phố 5, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP.HCM) khiến bé Phạm Ngô Quỳnh Ngân (8 tháng tuổi) tử vong tại chỗ và mẹ bé là chị Ngô Đình Ly Ly (33 tuổi) bị thương nặng.
Trong ngày 6.9, chúng tôi đã ghi nhận ở một số khu vực tại TP.HCM và nhận thấy những quả “bom nước” nguy hiểm này đang hiện diện ở nhiều nơi.
Những bồn nước inox này nằm chễm chệ, lộ thiên trên những nóc nhà của những căn chung cư, phòng trọ, nhà ở kiên cố của người dân với đủ loại và kích cỡ.
Những bồn nước này đa phần có dung tích từ 1.000 - 2.000 lít. Nhiều nhà cẩn thận lắp đặt bồn nước ở phía giữa, bên trong khuôn viên sân thượng, có bờ tường che chắn. Tuy nhiên, cũng có những bồn nước được lắp đặt một cách sơ sài.
Theo kiến trúc sư (KTS) Lê Hải Hồng Phong, Giám đốc công ty TNHH Thiết kế đầu tư, xây dựng K.H.P, hiện tại chưa có quy định cụ thể về việc lắp đặt bồn nước cơi nới trên không gian nóc nhà hoặc sân thượng. Thông thường mỗi nhà ở cá nhân đều có bồn chứa nước (bằng inox hoặc xây gạch); thể tích bồn nước dùng cho nhà dân dụng từ 1.000 - 2000 lít.
Đa phần khi xây dựng, nếu không có sự tư vấn của nhà thầu, người dân thường không để tâm đến vấn đề an toàn khi để bồn nước ở trên cao. Vì vậy việc tự lắp đặt ở không gian cơi nới là rất nguy hiểm.
“Trung bình bồn 1.000 lít tương đương 1.000 kg, khi rơi xuống đất thì rất nguy hiểm với tính mạng của nhiều người. Chỉ cần một viên đá nhỏ rơi từ tầng 4 hoặc 5 cũng có thể gây thủng mái tôn rồi huống chi bồn nước nặng 1.000 kg”, KTS Phong nói.
KTS Lê Hải Hồng Phong cũng bày tỏ lo ngại về độ an toàn bệ đỡ bằng những thanh sắt vì trong quá trình sử dụng không tránh khỏi tình trạng rỉ sét.
“Để đảm bảo an toàn bồn cần giàn đỡ bằng sắt V (bồn có giàn đỡ riêng của nhà sản xuất nhưng thường nhỏ và cạn) và cần giằng giữa giàn đỡ vào hệ khung nhà. Khu vực để bồn nước nên đổ bê tông, gia cố thép sàn có tính tới tải trọng bồn nước. Nhà cấp 4 máy tôn cũng nên bố trí vị trí bồn nước bằng giàn bê tông (diện tích khoảng 2m2, vì có loại bồn đứng chiếm ít thể tích); không nên đặt trực tiếp lên mái tôn nhà.
Nhiều nhà cấp 4 lắp đặt bồn nước một cách sơ sài
|
Nhiều bồn nước nằm lộ thiên, chênh vênh nguy hiểm
|
Những bồn nước ở một khu vực dân cư
|
Nhiều bồn nước nằm sát vách, không được gia cố an toàn tối thiểu
|
Bình luận (0)