Phóng viên Thanh Niên đã mời ông Lê Đức Thọ - HLV trưởng đội tuyển nam bóng bàn Việt Nam, trao đổi về những bước đi của đội để giành được bộ HCV lịch sử này.
* Thưa ông, nguyên nhân nào tuyển bóng bàn nam chúng ta đạt được HCV đồng đội nam?
Ông Lê Đức Thọ: Theo tôi, nguyên nhân cơ bản nhất là việc chuẩn bị tốt cho các thành viên đội tuyển kể từ đợt tập trung đầu tháng 6. Sau khi ổn định sơ bộ đội hình sẽ thi đấu tại SEA Games 29, trong nửa đầu tháng 7, các VĐV được tham dự hai giải quốc tế tại Vĩnh Long và giải Cây vợt vàng tại TP.HCM. Hai giải trên có sự tham dự của hầu hết các thành viên đội tuyển các nước mạnh trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Indonesia và một số VĐV đội Malaysia, Singapore… Một số thất bại trong hai giải đấu này đã làm cho các em trong đội tuyển nhìn nhận lại chính mình và quyết tâm tập luyện trong 3 tuần tập huấn tại Trung Quốc ngay trước khi dự SEA Games 29.
Chính thời gian tập luyện và được cọ xát rất nhiều qua việc thi đấu một số giải với các đội ở Nam Ninh và Quế Lâm đã làm cho các VĐV rút được nhiều kinh nghiệm thực tế rất quan trọng. Các VĐV Trung Quốc có trình độ cao đủ các kỹ thuật (phòng thủ, phản công, đối giật…) và thi đấu rất đa dạng đã giúp cho cáv VĐV chúng ta thích ứng khi gặp những đối thủ tại SEA Games 29 mà không hề bở ngỡ.
* Được chuẩn bị như vậy, nhưng vì sao đến ngày cuối cùng bóng bàn Việt Nam mới đạt được thành tích tốt?
Ông Lê Đức Thọ: Một trong những nguyên nhân làm cho đoàn Việt Nam gặp khó khăn trong những ngày thi đấu đầu tiên là chủ nhà Malaysia đã lạm dụng quyền sắp xếp nhân sự các bảng đấu có phần thiên lệch và thay đổi thứ tự thi đấu so với các kỳ SEA Games trước đây, như cho các nội dung cá nhân thi đấu trước đồng đội mà không thông báo trước cho các nước khác biết. Ở bảng đấu đơn nam chẳng hạn, dù có đến 4 bảng thi đấu (mỗi bảng chỉ chọn 1 VĐV vào bán kết), chủ nhà đã xếp Nguyễn Anh Tú đang là đương kim vô địch đơn nam Đông Nam Á cùng bảng đấu với với tay vợt mạnh vượt trội của Singapore là Gao Ning (từng ở trong tốp 10 thế giới, hiện đang xếp hạng 46).
tin liên quan
Gặp những chàng trai làm nên lịch sử cho bóng bàn Việt NamĐêm muộn, sau một ngày thi đấu vất vả, nhưng các chàng trai vừa làm nên lịch sử cho bóng bàn Việt Nam vẫn rất tươi khi hẹn gặp chúng tôi ở khách sạn lúc 12 giờ khuya (giờ Malaysia).
Khi phân bảng của nội dung đồng đội, biết đội nam Việt Nam là đội có thể tranh chấp huy chương, họ đã xếp chúng ta vào "bảng tử thần" có cả hai đội mạnh khác là Thái Lan có VĐV Padasak rất mạnh (vào bán kết đơn nam, thua Gao Ning sít soát 2-3) và Indonesia (từng thắng đội nam Việt Nam 3-0 ở giải Vĩnh Long), trong lúc Malaysia ở bảng A chỉ có một đội rất mạnh là Singapore, còn 3 đội còn lại như Lào, Phi và Myanmar khó tranh chấp được suất vào bán kết với họ. Kết quả là đội nam Malaysia dễ dàng có suất vào bán kết và thua đội nam Việt Nam, nhưng cũng có HCĐ!
* Còn ở nội dung đồng đội nam, ban huấn luyện đã chỉ đạo như thế nào để chúng ta thành công, vượt qua cả Singapore ở trận cuối?
Ông Lê Đức Thọ: Như đã nói ở trên, trước áp lực chưa có thành tích cao trong 5 nội dung cá nhân trước đó (chỉ được 2 HCĐ), chúng ta chỉ còn trông chờ thành tích cao ở nội dung đồng đội nam vì đội nữ chắc chắn khó vượt qua được Singapore có cả VĐV Feng Tianwei hiện là số 6 thế giới. Sau khi nỗ lực vượt qua được cả Thái Lan và Indonesia ở vòng bảng, Malaysia ở bán kết, đội nam VN bước vào trận chung kết với Singapore được xác định nhỉnh hơn chúng ta.
Trước trận đấu quan trọng này, ban huấn luyện đã phân tích với toàn đội rất cụ thể từng đối thủ sẽ gặp VĐV nào và đưa ra nhiều phương án trong thi đấu để có thể biến đổi kịp thời trước các tình huống xấu. Đối thủ có Gao Ning đấu nên trận đôi do Đinh Quang Linh và Đoàn Bá Tuấn Anh đảm nhận được cho là trận quyết đấu. Tuấn Anh còn trẻ, cầm vợt tay trái và có quả giật mạnh hiệu quả kết hợp rất tốt với đàn anh Quang Linh khôn khéo từng đường bóng đã thành công trước đôi Gao Ning – Pang Xue Jie, mở đường cho Nguyễn Anh Tú thắng tiếp Pang Xue Jie để giúp cho đội nam Việt Nam đăng quang xứng đáng.
Bình luận (0)