Bỗng dưng bị… đòi nợ

08/07/2017 09:40 GMT+7

Nhiều bạn đọc bức xúc khi bị các công ty tài chính, đơn vị cho vay trả góp liên tục gửi thư, điện thoại để đòi nợ dù họ không hề vay hay mua hàng trả góp.

Đầu tháng 6, gia đình ông Trần Hà Thanh, nhà ở hẻm 489, Huỳnh Văn Bánh, P.13, Q.Phú Nhuận, TP.HCM nhận được thư của Công ty HD Saison Finance yêu cầu chủ nhà thanh toán khoản nợ 15 triệu đồng do mua trả góp điện thoại di động, người mua mang cái tên lạ hoắc, không phải con cháu gì trong nhà. Chưa dừng lại ở đó, đơn vị này còn cho nhân viên đến tận nhà để… điều tra.
Liên quan đến việc các công ty tài chính đòi nợ người không liên quan đến các khoản nợ vay, ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM, cho biết NHNN đã có công văn nhắc nhở các công ty tài chính về khâu đòi nợ khách hàng sau khi nghe phản ánh từ khách hàng cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với những trường hợp đòi nợ không đúng, khách hàng nên phản ánh trực tiếp đến công ty tài chính, NHNN và cũng có thể là cơ quan công an... để được giải quyết.
Thanh Xuân (ghi)
Ông Thanh bức xúc: “Tôi mua nhà này cách nay 7 năm. Trong khoảng thời gian này, hộ khẩu cũng như đăng ký tạm trú tạm vắng không ai có tên mà đơn vị này yêu cầu trả nợ. Chẳng hiểu tại sao họ lại gửi thư, đến tận nhà đòi nợ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tôi với hàng xóm”.
Dù bận việc, nhưng ông Thanh đã phải đích thân đến trụ sở công ty này để yêu cầu chấm dứt gửi thư, đến nhà xác minh. Phía công ty nhận lỗi và cho biết việc gửi thư đòi nợ là cho người mua trả góp có hộ khẩu trước đó tại địa chỉ này. Kể từ đó ông Thanh mới được yên thân.
Anh Nguyễn Văn Liêm (H.Hóc Môn, TP.HCM) bị “bỏ bom” điện thoại, tin nhắn từ một công ty tài chính ở tận… Quảng Nam. Đơn vị này yêu cầu anh Liêm trả nợ thay cho người em khi người này mua điện thoại trả góp ở khu vực TT.Ái Nghĩa, H.Đại Lộc, Quảng Nam. Số điện thoại của anh Liêm là do người em họ cung cấp khi mua trả góp điện thoại.
Lạ kỳ hơn là trường hợp của chị Cao Thị Hà, có số điện thoại 09162…445, ở P.Văn Quán, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội. Chị Hà cho biết: “Cứ đến ngày 10 hằng tháng là tôi bị các số điện thoại có đầu số 098…, 096… của công ty ở TP.HCM gọi vào để yêu cầu trả góp 1 triệu đồng. Họ bảo người em họ của tôi đang làm việc tại TP.HCM mua điện thoại trả góp và cho số điện thoại của tôi. Hễ tới ngày mà người em họ nào đó của tôi ở TP.HCM chưa đóng tiền là họ gọi cho tôi, gọi đến khi nào người đó trả tiền mới thôi. Mặc dù tôi đã yêu cầu không gọi nữa và tôi không có liên quan gì tới chiếc điện thoại của người em họ mua, nhưng công ty này vẫn cứ gọi kiểu… bất chấp”.

tin liên quan

Đồng hồ bỗng dưng thành... viên đá
Theo anh H., tháng 1.2017 anh có mua qua mạng một chiếc đồng hồ nam mặt tròn khắc vân Bestdon (mặt trắng, viền bạc, dây da nâu) trị giá 2.499.000 đồng của Công ty cổ phần Baza Việt Nam.
Nên tự bảo vệ mình
Thạc sĩ luật Lê Thị Phương, Phó giám đốc Công ty luật Hồng Long (TP.HCM), chia sẻ: “Hiện có nhiều công ty tài chính hoạt động và cạnh tranh lẫn nhau bằng cách tinh giản thủ tục cho vay mua hàng tiêu dùng, chi xài cá nhân. Chỉ cần có chứng minh nhân dân, hộ khẩu và vài số điện thoại để tham chiếu là được cho vay. Khi người vay không trả nợ, trả góp hằng tháng theo hạn thì công ty cho vay hoặc sẽ trực tiếp đòi nợ, hoặc ủy thác cho các công ty đòi nợ thuê. Từ đó, họ “truy lùng” người thân, quen của người vay để gọi điện năn nỉ, đe dọa, gửi thư…”.
Luật sư Nguyễn Tiến Mạnh, Đoàn luật sư TP.HCM, tư vấn: “Trước hết, nạn nhân phải trực tiếp đến đơn vị đòi nợ để thông báo mình không phải là người đi vay tiền, cũng không có bất kỳ sự liên quan nào đến người vay tiền. Phải lập biên bản về thông báo này và lưu giữ 1 bản làm bằng chứng. Cần trình báo sự việc với công an địa phương để biết về tình hình; cũng có thể phản ánh sự việc đến Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để cơ quan này bảo vệ”.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.