Cụ thể, nhiều hộ dân ở khối 3 (P.An Mỹ, TP.Tam Kỳ) bị phía Công ty cấp thoát nước Tam Kỳ gửi giấy tạm ngưng cung cấp nước và yêu cầu thanh toán tiền nợ từ những năm 2015, 2016. Các hộ dân đều tỏ ra bất ngờ, khó hiểu bởi họ khẳng định đã nộp tiền nước đầy đủ qua từng năm.
tin liên quan
Kêu trời vì ô nhiễm bột liệm tử thiTheo phản ảnh của người dân, cơ sở sản xuất bột liệm tử thi Sương Trang trước đây đặt gần trường học và khu đông dân cư sinh sống.
Theo bà Võ Thị Hai, từ khoảng đầu tháng 6 trở lại đây, bà liên tục nhận được giấy báo tạm ngưng cung cấp nước từ phía công ty cấp thoát nước, với lý do chưa thanh toán tiền nước; yêu cầu bà phải nộp số tiền nợ 262.000 đồng, nếu không sẽ bị cắt nước, còn bị phạt thêm 240.000 đồng.
“Năm nào tôi cũng thanh toán tiền nước đầy đủ không thiếu một ngàn, tự dưng lại bị gửi giấy đòi nợ, điều này thật là vô lý”, bà Hai nói rồi phân trần thêm rằng cứ ngỡ bị thông báo nhầm nhưng khi cầm phiếu nộp tiền nước của năm 2017 lên đối chiếu thì nhân viên bảo số tiền này nợ từ tháng 3.2015. “Tôi khẳng định chưa bao giờ nợ tiền nước vì nếu nợ thì cuối năm họ quyết toán và thu rồi chứ không để qua năm đâu”, bà Hai lý giải.
Cùng chung tâm trạng khó hiểu như bà Hai, anh Nguyễn Ngọc Kỳ (36 tuổi), cho hay sinh sống ở đây mấy chục năm nay, chưa bao giờ có tình trạng bị đòi nợ vô cớ như thế này. “Không đâu, họ bảo gia đình tôi nợ tiền nước 4 tháng của các năm 2015, 2016 với số tiền lên đến gần 1 triệu đồng. Việc này hết sức vô lý và không minh bạch”, anh Kỳ bức xúc nói.
Trả lời Thanh Niên về vấn đề trên, ông Trần Văn Bộ, Giám đốc Công ty cấp thoát nước Tam Kỳ, cho biết số tiền trên đúng là khách hàng chưa nộp, vì do đổi tuyến đường, địa điểm ghi nên mới thu sót. “Nếu người dân chứng minh đã nộp rồi thì họ phải có chứng từ đầy đủ, vì hóa đơn phía công ty cung cấp nước còn lưu. Mỗi tháng có hóa đơn giá trị gia tăng của thuế quản lý, vì vậy mình không thể ưa thu bao nhiêu thì thu được. Đồng thời, sẽ trực tiếp xuống đối thoại với khách hàng để giải thích cho họ hiểu cụ thể sự việc”, ông Bộ thông tin thêm.
tin liên quan
Hơn 7 năm sống khổ vì xưởng mắmNhiều năm liền, hàng chục hộ dân ở thôn Đông Quan (xã Điện Hòa, TX.Điện Bàn, Quảng Nam) phải sống chung với mùi hôi thối từ một xưởng mắm trên địa bàn.
Bình luận (0)