[VIDEO] Đường dây đánh bạc ngàn tỉ liên quan đến Phan Văn Vĩnh “hoành tráng” cỡ nào?
|
Đáng chú ý là phần thẩm vấn bị cáo Châu Nguyên Anh (39 tuổi), trú tại quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội (từng là Giám đốc điều hành Công ty VNPT EPAY). Theo cáo trạng, Châu Nguyên Anh thỏa thuận với Nguyễn Đình Chiến (người điều hành Công ty TNHH đầu tư và phát triển HQ Việt Nam - Công ty HQ) để nâng khống doanh số đối với 49 tờ hóa đơn giá trị gia tăng do Công ty HQ xuất cho Công ty VNPT EPAY, với tổng doanh số hơn 1.200 tỉ đồng.
Trong đó, doanh số nâng khống xác định là hơn 657 tỉ đồng. Chiến chỉ đạo Lê Anh Tuấn, Phó giám đốc Công ty HQ, ký 19 tờ, doanh số hơn 346 tỉ đồng; Nguyễn Đình Quang, Giám đốc Công ty HQ, ký 30 tờ, doanh số hơn 918 tỉ đồng.
Sau đó, Châu Nguyên Anh chỉ đạo Hoàng Thị Hà (kế toán trưởng Công ty VNPT EPAY) hạch toán, chuyển tiền cho Công ty HQ, rồi yêu cầu kế toán Công ty VNPT EPAY liên hệ trực tiếp với Chiến để nhận séc, trực tiếp rút tiền từ tài khoản của Công ty HQ, giao cho Đoàn Thị Thu Hà, người của Công ty CNC (do Nguyễn Văn Dương điều hành).
[VIDEO] Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa liên tục vào phòng y tế khi đang xét xử
|
Trả lời HĐXX, Châu Nguyên Anh khai bị cáo là người ký hợp đồng với Công ty Giải pháp Việt nhưng không biết dịch vụ mà Công ty VNPT EPAY làm trung gian gạch thẻ cho Giải pháp Việt là gì.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa 2 bên, hình thức thanh toán là chuyển khoản qua ngân hàng ở giai đoạn Rikvip, còn giai đoạn Tip.Club (giữa năm 2015), Công ty Giải pháp Việt có đề xuất tách một lượng nhỏ trong sản lượng thanh toán bằng tiền mặt. Sau đó, Công ty VNPT EPAY mới thực hiện việc thanh toán bằng tiền mặt.
"Bị cáo được biết, đề xuất thanh toán bằng tiền mặt là từ khách hàng với bộ phận kinh doanh và Phạm Quang Minh, Giám đốc kinh doanh Công ty VNPT EPAY, đề xuất với bị cáo. Sau đó, bị cáo cùng trao đổi với các bộ phận trong công ty: kinh doanh (Phạm Quang Minh) và kế toán (Hoàng Thị Hà) và có chủ trương đồng ý thực hiện. Bị cáo cũng là người trực tiếp trao đổi với Công ty HQ mà người đại diện là anh Nguyễn Đình Chiến về việc Công ty VNPT EPAY đang có khách hàng có nhu cầu thanh toán sản lượng bằng tiền mặt, Công ty HQ có thể hỗ trợ được việc này không? Sau khi xem xét, anh Chiến đồng ý đề nghị đó và chia sẻ chi phí 0,5% trên phần sản lượng mà Công ty HQ hỗ trợ thanh toán tiền mặt cho khách hàng", Châu Nguyên Anh khai.
[VIDEO] Phan Sào Nam đẩy chị họ mình vào đường dây đánh bạc ngàn tỉ ra sao?
|
|
Về mặt chủ trương, bị cáo Châu Nguyên Anh là người quyết định, sau đó giao cho các phòng khai thác, kế toán thực hiện. Tổng số hóa đơn mà bị cáo này đã xử lý cho khách hàng khoảng hơn 600 tỉ đồng trong số 49 hóa đơn do Công ty HQ xuất cho Công ty VNPT EPAY.
Trong thời gian hợp tác với Công ty Giải pháp Việt, Công ty VNPT EPAY được hưởng lợi gần 54 tỉ đồng, toàn bộ số tiền hưởng lợi đều được hạch toán vào Công ty EPAY.
Trả lời luật sư, Châu Nguyên Anh cho biết, khi làm trung gian gạch thẻ, Công ty VNPT EPAY đã trực tiếp kết nối với nhà mạng Vietel, Vinaphone, còn với Mobifone thì ký trung gian qua một kênh khác. Châu Nguyên Anh cũng khai nhận không biết việc do Công ty Giải pháp Việt không thể kết nối được với các nhà mạng nên mới ký hợp đồng với Công ty VNPT EPAY.
Theo cáo trạng, dù là người ký hợp đồng nhưng Châu Nguyên Anh không biết đã hợp tác trong việc tổ chức đánh bạc, mặt khác, Châu Nguyên Anh không được hưởng lợi gì. Hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra chưa chứng minh làm rõ được Châu Nguyên Anh đồng phạm trong việc Tổ chức đánh bạc. Do vậy, ngày 31.8.2018, VKSND tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định đình chỉ điều tra đối với Châu Nguyên Anh về tội Tổ chức đánh bạc.
Bên cạnh đó, toàn bộ số tiền hưởng lợi từ việc làm trung gian thanh toán cho Công ty CNC và mua hóa đơn giá trị gia tăng khống của Công ty HQ, Châu Nguyên Anh đều cho hạch toán vào Công ty VNPT EPAY. Tại Cơ quan điều tra, Châu Nguyên Anh đã thừa nhận hành vi mua bán trái phép hóa đơn, Công ty VNPT EPAY đã nộp số tiền hơn 53 tỉ đồng để khắc phục hậu quả vụ án.
Bình luận (0)