Bóng ma 'vắc xin Apartheid' ám ảnh đại dịch

09/01/2021 18:30 GMT+7

Ngay cả các nước từng nhận thử nghiệm vắc xin như Argentina , Nam Phi, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ không sớm nhận đủ vắc xin Covid-19 .

Nhu cầu chủng ngừa trong thời gian sớm nhất để ngăn chặn đại dịch đang dẫn đến tình trạng khan hiếm vắc xin Covid-19 trên toàn cầu. Nhiều người lo ngại sự thiếu hụt này dẫn đến tình trạng “Apartheid” - tức sự phân biệt đối xử trong phân phối vắc xin, với các nước giàu được nhận trước, còn các nước nghèo có thể sẽ phải đối phó đại dịch trong thời gian kéo dài trước khi triển khai chủng ngừa.
Ngay cả Mỹ cũng đang cân nhắc giảm 1/2 liều lượng tiêm vắc xin, nhằm đẩy mạnh tốc độ chủng ngừa trên cả nước nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 đang diễn biến xấu.

“Chuột bạch” vẫn thiếu vắc xin

Trang The Intercept dẫn lời Tổng giám đốc Hãng dược Pfizer (Mỹ) Albert Bourla khen ngợi “gần 44.000 người quên mình giơ tay tham gia thử nghiệm”.

Hãng dược thu lợi khủng

Theo The Intercept, các hãng dược và giới lãnh đạo đã thu lợi nhuận khủng từ những đột phá trong lĩnh vực y khoa. Vào ngày Tổng giám đốc Hãng dược Pfizer (Mỹ) Albert Bourla gửi thư khen ngợi những người tình nguyện, ông bán được hơn 5 triệu USD từ cổ phiếu của Pfizer, bên cạnh khối tài sản 26 triệu USD. Hãng Pfizer đã kiếm khoảng 975 triệu USD từ vắc xin trong năm ngoái và dự kiến kiếm thêm đến 19 tỉ USD trong năm nay, theo Công ty Morgan Stanley. Dự kiến Hãng Moderna cũng kiếm được hơn 10 tỉ USD từ vắc xin trong năm tới.
“Mỗi người các bạn đã giúp đưa thế giới tiến một bước gần hơn với mục tiêu chung của một vắc xin tiềm năng đối phó với đại dịch tàn phá này”, ông Bourla viết trong thư gửi đến các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vắc xin của hãng tại Argentina, Nam Phi, Brazil, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.
Lá thư được công bố ngày 9.11, cùng ngày Hãng Pfizer thông báo rằng vắc xin có hơn 90% hiệu lực, và ông Bourla ghi nhận thành tựu này là nhờ các tình nguyện viên: “Các bạn là những anh hùng thật sự, và cả thế giới nợ các bạn món nợ ân tình to lớn”.

Cuộc đua tiêm chủng vắc xin Covid-19: Israel đạt thế dẫn đầu

Tuy nhiên, Argentina, Nam Phi, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như phần lớn các nước trên thế giới sẽ không nhận đủ vắc xin để chủng ngừa cho toàn dân, ít nhất là trong thời gian ngắn.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo cần phân phối vắc xin công bằng cho các nước đang phát triển. Thế nhưng việc giúp các nước nghèo mua đủ vắc xin đang là một thách thức lớn, chưa kể đến việc các nước này thiếu cơ sở hạ tầng để đảm bảo tiêm phòng hiệu quả.

Nhiều nơi dư thừa

Trong khi đó, Mỹ, Canada và các nước trong Liên minh Châu Âu đã hợp đồng mua số lượng vắc xin cao gấp nhiều lần so với dân số các nước này. Trong khi Mỹ đang chật vật giải quyết vấn đề hậu cần thì các nguồn cung dần cũng sẽ đủ.
Mỹ đã mua trước 100 triệu liều vắc xin của Pfizer với giá 1,95 tỉ USD và có cơ hội mua thêm 100 triệu liều nữa. Mới đây, Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh thông báo thỏa thuận mua thêm 100 triệu liều đến tháng 7.2021, và chính phủ có lựa chọn mua thêm 400 triệu liều.

Lãnh tụ tối cao Iran cấm dùng vắc xin ngừa Covid-19 của Mỹ và Anh

Bên cạnh đó, Mỹ còn mua 200 triệu liều vắc xin của Moderna, dự kiến sẽ nhận đến quý 2 trước khi có thể mua thêm 300 triệu liều nữa. Chưa hết, Mỹ còn thỏa thuận mua vắc xin với nhiều hãng khác như Ology, Sanofi, Novavax và Johnson & Johnson hiện đang ở giai đoạn phát triển vắc xin.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.