Theo đó, các màn hình 3D này sẽ dùng công nghệ 3D thụ động, cho phép bạn xem các hiệu ứng 3D không cần kính và cũng không dùng công nghệ dõi theo vị trí mắt để điều chỉnh hình ảnh như nhiều màn hình 3D chất lượng cao không dùng kính hiện nay. Nhờ đó, người xem các hình ảnh 3D mà không đòi hỏi phải đứng ở một vị trí nào cố định, điều này cần thiết do tài xế trên xe sẽ cần sự tập trung nhìn về phía trước. Khi cần, họ chỉ việc ngoảnh lại một thoáng để nắm bắt thông tin chứ không phải dịch chuyển tới vị trí cố định để xem.
Nhưng vì sao tài xế lại muốn có hiệu ứng 3D ở màn hình điều khiển hoặc giải trí trong xe? Theo Bosch, sở dĩ họ phát triển công nghệ này vì tài xế sẽ cần quan sát các thông tin hoặc cảnh báo nổi bật tách biệt khỏi màn hình vốn có kích thước hạn chế để gây chú ý cho tài xế khi cần, hoặc ứng dụng để xem camera xung quanh xe theo chế độ 3D để đánh lái chính xác tại các vị trí đỗ xe chật chội.
Theo Techcrunch, ứng dụng rõ ràng nhất là điều hướng bản đồ, tránh các nhầm lẫn trong việc định hướng thường thấy trên các bản đồ hiện nay. Về khía cạnh giải trí, màn hình 3D cho phép người xem trên xe có trải nghiệm tốt hơn trên các chuyến hành trình dài, nhất là với các định dạng nội dung đa phương tiện 3D.
Bosch cho biết, lý do để họ đưa công nghệ này vào xe hơi là do điện toán di động hiện nay đã mạnh mẽ hơn, đáp ứng được các yêu cầu xử lý theo thời gian thực nhờ vào bộ xử lý trung tâm mạnh chứ không phải phụ thuộc vào vô số bộ xử lý nhỏ lẻ như trước. Hãng không tiết lộ lịch trình thương mại hóa sản phẩm nhưng cho biết khách hàng sẽ không phải đợi quá lâu để trải nghiệm công nghệ mới này.
Bình luận (0)