Theo đó, diện tích rừng bị rụng lá có dấu hiệu chết nằm trong các vuông nuôi tôm của 5 hộ nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Trong đó khu vực rừng sản xuất có diện tích 0,63 ha của 3 hộ dân; mật độ rừng bình quân 4.800 cây/ha đến 7.800 cây/ha. Khu vực rừng phòng hộ xung yếu 2,8 ha của 2 hộ dân; mật độ cây rừng bình quân 1.500 cây/ha – 4.250 cây/ha.
tin liên quan
Hơn 8 ha rừng phòng hộ giao DN làm du lịch có hàng loạt cây bị chếtChi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau xác nhận việc cây rừng nằm trong diện tích cho Công ty TNHH Công Lý thuê làm du lịch ở ấp Khai Long, xã Đất Mũi, H.Ngọc Hiển bị chết là có thật.
Hiện diện tích rừng bị rụng lá và chết cục bộ theo từng đám, nằm trong khuôn hộ, chủ yếu là vùng trũng, thấp do với mặt bằng tư nhiên. Thửa có diện tích rừng chết nhỏ nhất là 20%, lớn nhất là 70%.
Hiện tượng rừng đước rụng lá, chết từ từ... có dấu hiệu lan rộng hơn.
Nguyên nhân cây rừng có hiện tượng trên, theo đánh giá của Ban quản lý rừng phòng hộ Sào Lưới, là do triều cường dâng cao kết hợp mưa nhiều cùng thời gian, ảnh hưởng của chế độ nhật triều lên châm, xuống chậm, cộng với mực nước ở ngoài sông thường xuyên ở mức cao, không tháo nước ra được, từ đó dẫn đến hiện tượng cây rừng trong vuông tôm bị thủy úng thời gian dài, dẫn đến hiện tượng rụng lá và chết dần.
Bình luận (0)