Các nước EU lúc này đang chuẩn bị các biện pháp để thích ứng với việc không còn xem nước Anh là “người trong nhà”, sau khi cuộc trưng cầu dân ý hôm 24.6 chứng kiến 52% cử tri Liên hiệp Anh chọn rời khỏi EU (Brexit).
Ở mặt khác, cuộc khủng hoảng mang tên Brexit trên lại đang mở ra cánh cửa để EU và Nga hóa thù thành bạn. Tạp chí Mỹ Fortune hôm 28.6 dùng các kiểu chơi chữ như “Nga gia nhập” (Russia Entry – Rentry) hay “Nga vào EU” (Russ-in).
Lợi ích đặt lên trên
Nếu Anh thực sự rời EU, khối này sẽ còn 27 thành viên. Fortune cho rằng Nga, nếu có, sẽ mất nhiều năm nữa để đáp ứng các tiêu chí gọi là "Tiêu chí Copenhagen" để chính thức là thành viên EU. Tuy nhiên, viễn cảnh về việc Nga gia nhập sẽ phần nào giúp EU trở thành một thế lực siêu cường, sánh ngang với Mỹ và Trung Quốc ở nhiều khía cạnh.
tin liên quan
Tổng thống Putin: Thế giới cần một siêu cường như MỹTổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17.6 thừa nhận Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới hiện nay, nhưng không muốn Washington can thiệp vào công việc nội bộ của Moscow, theo hãng tin TASS.
Hiện tại, rõ ràng có quá nhiều lý do để nghĩ rằng chuyện Nga gia nhập EU là điều không tưởng. Đầu tiên là mối quan hệ rạn nứt giữa Moscow và phương Tây, bắt đầu từ việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea và cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine từ năm 2014 tới nay, cho đến lệnh trừng phạt kinh tế mà EU áp đặt lên Nga.
Sự tiêu cực trong mối quan hệ Nga - EU khiến kinh tế của đôi bên đều tổn thương. Từ chỗ gặp khó vì giá dầu giảm, đồng rúp xuống giá và lệnh trừng phạt, Nga cũng trả đũa EU bằng lệnh cấm nhập nhiều mặt hàng thực phẩm khiến EU mất hàng tỉ euro xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) giữa Nga và EU tụt xuống từ 80 tỉ USD của năm 2013 đến gần như bằng 0 trong năm 2015, theo Fortune.
|
Một điểm nữa ngăn cản hai bên nằm ở lĩnh vực quốc phòng. Các nước Baltic và Ba Lan, vốn cũng là thành viên của EU và NATO, đều đặt Nga vào vị trí đối trọng, có thể xảy ra xung đột tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Tương tự, những bất đồng về thỏa thuận ngừng bắn Minsk nhằm ổn định tình hình ở miền đông Ukraine cũng khiến Moscow và EU tiếp tục căng thẳng.
Tuy nhiên, Fortune cũng chỉ ra rằng Nga và EU nếu nối lại quan hệ (thậm chí là việc Nga gia nhập) sẽ đem lại nhiều lợi ích khác.
Thứ nhất, Nga vẫn là đối tác thương mại lớn thứ tư của EU, và EU là đối tác lớn nhất của Nga. Kim ngạch thương mại cộng chung của hai bên là 209 tỉ euro trong năm 2015, theo số liệu của Ủy ban châu Âu (EC). Nếu giá năng lượng không tụt thấp, Nga chính là đối tác lớn thứ ba của EU sau Mỹ và Trung Quốc.
Tâm lý được tháo gỡ
Một vấn đề nữa mà Brexit trực tiếp tác động lên việc nối lại quan hệ Nga - EU không gì khác ngoài Vương quốc Anh. Bài báo của Fortune lập luận rằng nước Anh chính là thành viên ít có quan hệ kinh tế, thương mại với Nga nhất trong EU, nhưng lại là bên hăng hái nhất trong việc áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế lên Moscow.
tin liên quan
Ngoại trưởng Áo kêu gọi EU quay lại với NgaNgoại trưởng Áo Sebastian Kurz khẳng định đã đến lúc Liên minh châu Âu (EU) nỗ lực tìm lại tiếng nói chung với Nga, trong bối cảnh khối này sắp đưa ra quyết định gia hạn lệnh trừng phạt Moscow.
“Không còn Vương quốc Anh trong EU, sẽ không còn ai đó quá nhiệt tình trong việc áp đặt lệnh trừng phạt lên chúng tôi”, ông Sergei Sobyanin, thị trưởng có nhiều ảnh hưởng của Moscow viết trên Twitter sau cuộc trưng cầu dân ý rời EU của Anh.
Trong năm 2016, trước khi trưng cầu Brexit diễn ra, Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker trong chuyến thăm Nga nhân Diễn đàn kinh tế Thế giới ở St. Petersburg cũng đã nhắc tới việc “xây dựng những chiếc cầu nối” giữa EU và Nga. Đó là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức phương Tây tới sự kiện này từ sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, góp phần cho thấy mối quan hệ này đang “tan băng” dần.
|
Một vấn đề nữa là liệu người Nga có muốn vào EU không? Trong cuộc khảo sát DW-Trend do tờ báo Đức Deustche Welle thực hiện với người Nga gần đây, có tới 67% người Nga được hỏi nói rằng họ không muốn, và 18% cho rằng Nga nên gia nhập trong khoảng 20 năm nữa.
Tuy nhiên, trong năm 2010, có 54% người Nga nói họ muốn gia nhập EU trong 20 năm nữa, với 1/3 số này cho rằng hãy gia nhập trong 5 năm. Điều này, theo Fortune, chứng tỏ người Nga không gặp vấn đề với việc gia nhập EU, và con số của DW-Trend chỉ là phản ánh sự tức giận nhất thời từ việc EU trừng phạt kinh tế với Nga cũng như nhiều vấn đề về quân sự, ngoại giao.
Bình luận (0)