Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS chiếm hơn 40% dân số thế giới và 1/4 nền kinh tế toàn cầu.
Và ngày càng có nhiều quốc gia muốn tham gia nhóm nhằm thách thức trật tự thế giới đang bị thống trị bởi Mỹ và các đồng minh phương Tây.
Nhưng chính xác thì BRICS là gì? Nước nào đang muốn gia nhập và tại sao?
BRICS là gì?
Để nhấn mạnh tiềm năng tăng trưởng của Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, một nhà kinh tế trưởng tại Goldman Sachs đã nghĩ ra tên viết tắt BRIC vào năm 2001.
Nhóm được thành lập như một câu lạc bộ không chính thức vào năm 2009 - do Nga khởi xướng. Đến năm sau đó, Nam Phi tham gia. Đây là thành viên nhỏ nhất về mặt kinh tế và dân số.
BRICS không phải là một tổ chức đa phương chính thức như Liên Hiệp Quốc hay Ngân hàng Thế giới.
Các nhà lãnh đạo của nhóm thường họp mặt hàng năm, mỗi quốc gia luân phiên giữ chức chủ tịch nhóm trong một năm.
Khối hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận.
Ngoài địa chính trị, trọng tâm của nhóm còn bao gồm hợp tác kinh tế, tăng cường thương mại và phát triển đa phương. Và điều đó đang thu hút những quốc gia khác.
Quốc gia nào đang muốn tham gia?
Chủ tịch năm nay là Nam Phi cho biết hơn 40 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến BRICS.
Iran cho biết họ hy vọng câu lạc bộ sẽ hoàn tất quy trình kết nạp thành viên mới càng sớm càng tốt.
Ả Rập Xê Út có sự hậu thuẫn của Nga và Brazil.
Và Argentina cho biết họ có sự hỗ trợ của Trung Quốc.
Một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất của châu Phi - Ethiopia - cho biết họ được mời tham gia.
Bolivia cũng có vẻ quan tâm. Vào tháng 7, nước này đã chuyển sang sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc với lý do muốn hạn chế sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ trong hoạt động ngoại thương. Động thái này phù hợp với mục tiêu đã nêu của BRICS.
Cùng tháng 7, Algeria cho biết họ đã đăng ký gia nhập và trở thành cổ đông của Ngân hàng BRICS hay Ngân hàng Phát triển Mới.
Tuy nhiên, các thành viên hiện tại vẫn chưa thống nhất về việc mở rộng.
Xuất hiện chia rẽ
Trong nỗ lực cạnh tranh với Mỹ về thương mại và địa chính trị, Trung Quốc muốn nhóm BRICS ngày càng lớn mạnh hơn.
Nam Phi và Nga - những quốc gia hy vọng sẽ xóa tan sự cô lập ngoại giao do cuộc xung đột Ukraine - cũng mong muốn nhóm này phát triển.
Trong khi đó, Brazil lại tỏ ra hoài nghi, còn Ấn Độ thì chưa đưa ra quyết định.
Bình luận (0)