Nhiều nghiên cứu đã cho thấy yến mạch có thể làm giảm mức đường huyết và cholesterol xấu LDL, theo tờ Times Of India. Vì vậy, không quá ngạc nhiên khi chuyên gia về sức khỏe đường ruột Sas Parsad (ở Anh) đã khuyến nghị bữa sáng với yến mạch.
Tiêu thụ bột yến mạch hằng ngày không chỉ giúp kiểm soát độ nhạy insulin mà còn có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và thúc đẩy giảm cân |
Shutterstock |
Tại sao yến mạch có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu?
Yến mạch có chỉ số đường huyết GI thấp, lại là nguồn chất xơ tuyệt vời (1 chén yến mạch có khoảng 8 gram chất xơ), lại rất giàu β-glucan - một hợp chất hoạt tính sinh học giúp giảm lượng đường sau ăn và giúp kiểm soát sự điều tiết insulin trong cơ thể, theo Times Of India.
Tiêu thụ bột yến mạch hằng ngày không chỉ giúp kiểm soát độ nhạy insulin mà còn có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và thúc đẩy giảm cân.
Yến mạch có hàm lượng chất xơ cao giúp cảm thấy no lâu hơn và giúp kiểm soát cân nặng.
Tốt nhất nên ăn yến mạch với protein hoặc chất béo lành mạnh như trứng, bơ hạt hoặc sữa chua, các loại hạt, quả mọng.
Tránh sử dụng bột yến mạch đóng gói sẵn hoặc được làm ngọt, tránh thêm trái cây khô.
Yến mạch tốt cho tim mạch do hàm lượng chất xơ hòa tan và khả năng giảm cholesterol |
Shutterstock |
Yến mạch có thể giúp giảm cholesterol bằng cách nào?
Yến mạch tốt cho tim mạch do hàm lượng chất xơ hòa tan và khả năng giảm cholesterol.
Yến mạch có hiệu quả nhất trong việc giảm mức cholesterol xấu LDL. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ 1 chén yến mạch (khoảng 40 - 60 gram) mỗi ngày có thể giảm 10% mức cholesterol LDL, theo Verywell Health.
Nghiên cứu khác cho thấy, tiêu thụ yến mạch trong 4 tuần có thể giảm đáng kể mức cholesterol xấu, nhờ vào chất xơ hòa tan làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, theo Times Of India.
Nhưng nên nhớ, chỉ yến mạch sẽ không kiểm soát được bệnh tiểu đường và cholesterol, nếu không kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục.
Bình luận (0)