[VIDEO] Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nói về việc TP.HCM phải thu ngân sách 1.500 tỉ đồng mỗi ngày trong năm 2019
|
Đó là những bức tranh tương phản khiến cho kinh tế TP bị co kéo, giằng xé.
Nếu như năm 2017, TP chuyển về ngân sách T.Ư 287.512 tỉ đồng, tăng 53.546 tỉ đồng so với năm 2016, thì phần được giữ lại từ thu ngân sách chỉ là 63.270 tỉ đồng, giảm 6.698 tỉ đồng so với năm 2016. Năm 2018, T.Ư giao TP thu ngân sách nhà nước là 376.780 tỉ đồng, tăng 8,3% so với năm 2017.
tin liên quan
Mỗi ngày làm việc, TP.HCM phải thu hơn 1.500 tỉ đồng ngân sáchCó quy mô kinh tế lớn nhất nước, việc TP.HCM luôn đứng đầu trong chỉ tiêu thu ngân sách là điều tất yếu. Chỉ có điều thu nhiều, chỉ tiêu ngân sách tăng dần đều theo hằng năm bất chấp những khó khăn, áp lực... nhưng tỷ lệ được giữ lại của TP quá thấp, không đủ để đầu tư, cải thiện hạ tầng đô thị, giao thông, môi trường... đẩy đầu tàu kinh tế của cả nước vào cảnh đáng buồn. Tình trạng kẹt xe, ngập nước, thiếu đường, thiếu cầu diễn ra khắp nơi nhưng nhiều năm nay, mọi giải pháp đều tắc vì đói vốn.
Đơn cử giai đoạn 2016 - 2020 nhu cầu vốn để xây dựng hệ thống giao thông, chống ùn tắc của TP là hơn 500.000 tỉ đồng nhưng TP chỉ cân đối được khoảng 120.000 tỉ đồng. Cũng vì thiếu vốn, nhiều dự án trọng điểm dở dang, chậm tiến độ. Điển hình là dự án đường Vành đai 2 và một phần đường Vành đai 3, hai đường huyết mạch trong mạng lưới giao thông TP theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào trước năm 2020 nhưng hiện nay, đường Vành đai 2 còn 14 km chưa thực hiện được nên nguy cơ trễ hẹn gần như chắc chắn.
Các dự án vệ sinh môi trường, cải thiện nguồn nước, chống ngập, xây cầu, làm đường... hoặc không triển khai, hoặc đình đốn. Mà chậm thì lại tăng vốn, đội vốn. Thiếu lại càng túng. Đó là lý do khiến TP cứ loay hoay với bài toán kẹt xe, ngập nước, môi trường ô nhiễm... không giải quyết được.
[FLYCAM] Sài Gòn từ trên cao trong trận ngập lịch sử vì bão số 9 tháng 11.2018
|
Môi trường, hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông là những yếu tố quan trọng, có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của bất cứ TP hay quốc gia nào trên thế giới. Hạ tầng tốt, giao thông thuận lợi, môi trường thông thoáng, trong lành... kinh tế tăng trưởng và ngược lại. TP.HCM không thể mỗi năm tăng dần đều số thu ngân sách trong khi hạ tầng trì trệ, không cải thiện.
Hay nói một cách đơn giản là muốn tăng thu ngân sách thì TP phải có vốn để đầu tư đường sá, cầu cống, môi trường, hạ tầng thuận lợi để mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp đều có và tìm thấy cơ hội làm ăn, có doanh thu, có lợi nhuận để đóng thuế cho nhà nước.
Cân đối thu chi luôn là bài toán quan trọng nhất trong quản lý và điều hành ngân sách. Vì thế, tỷ lệ được giữ lại của TP.HCM cũng cần được tính toán hợp lý để trở thành nguồn thu lớn nhưng bền vững cho ngân sách nhà nước.
Bình luận (0)